Xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam từ những công việc cụ thể

Xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam từ những công việc cụ thể

VHO- Ở Việt Nam, khái niệm công nghiệp văn hóa manh nha từ đầu những năm 2000. Nhưng cột mốc quan trọng cho việc định hướng xây dựng công nghiệp văn hóa là Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, trong đó khẳng định phát triển công nghiệp văn hóa đang là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách văn hóa của các nước trên thế giới, đồng thời nhận thức rõ về xu thế tất yếu phải phát triển công nghiệp văn hóa, những điều kiện phát triển công nghiệp văn hóa và nhiệm vụ tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh để phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta.
Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam nhìn từ góc độ giá trị

Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam nhìn từ góc độ giá trị

VHO- Max Weber, nhà xã hội học Đức nổi tiếng từng khẳng định: “Trụ cột của văn hóa là giá trị”. Giá trị là những biểu hiện cốt lõi, đặc trưng, tinh túy nhất được chưng cất từ văn hóa dân tộc. Hay nói cách khác, giá trị là tất cả những gì là cần, là tốt, là hay, là đẹp giúp khẳng định và nâng cao chất người, chất văn hóa.
Cần giải pháp chiến lược trong ứng xử văn hóa giữa nghệ sĩ và công chúng

Cần giải pháp chiến lược trong ứng xử văn hóa giữa nghệ sĩ và công chúng

VHO-Quan hệ giữa nghệ sĩ và công chúng hiện nay - đặc biệt là giới nghệ sĩ biểu diễn, (mà truyền thông quen gọi là Showbiz), với đông đảo công chúng thưởng ngoạn là một quan hệ đang có vấn đề “trục trặc kĩ thuật” ở Việt Nam. Mà vấn đề này lại đang gây nhiều ồn ào, náo động, với các luồng dư luận trái chiều và nhiều thị phi, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là trên các trang mạng xã hội. Đó là ứng xử văn hóa giữa đôi bên. Sự thật về chuyện ứng xử này đã thành vấn đề đang được phơi bày và luận bàn trên truyền thông, đã cho thấy, quan hệ đôi bên này đang ở tình trạng đáng buồn, thật đáng lo ngại và rất đáng đặt thành vấn để phải giải quyết, bởi sự “đồng sàng dị mộng”.
Hãy bắt đầu từ giáo dục văn hóa trong gia đình

Hãy bắt đầu từ giáo dục văn hóa trong gia đình

VHO- Sinh, dưỡng, giáo dẫu cổ kim thế nào thì vẫn là chức phận muôn thuở của gia đình. Những lẽ đời tưởng mộc mạc, giản đơn như vậy mà lại là cội rễ quan trọng bậc nhất trong đạo trị nước. Chúng tạo nên cái căn bản của một nền văn hóa, tạo nên điều mà người Việt xưa gọi là “văn trị”, tức là không chỉ có đức trị, pháp trị, lễ trị kiểu phong kiến nho giáo mà phải lấy tri thức văn hóa, văn hiến mà cai quản nhân sinh.
Đầu tư cho văn hoá nghệ thuật phát triển phải có tầm nhìn dài hạn

Đầu tư cho văn hoá nghệ thuật phát triển phải có tầm nhìn dài hạn

VHO-Trong quá khứ và hiện tại, nghệ thuật truyền thống  của Việt Nam đã và đang trở thành những những giá trị văn hóa có giá trị không chỉ đối với người Việt. Những giá trị này, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp, nâng cao đời sống tinh thần của các thế hệ người Việt Nam, đồng thời bổ sung cho kho tàng di sản văn hóa nhân loại thêm những sắc màu và có giá trị độc đáo. Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật dân tộc Việt Nam cần được đẩy mạnh,  triển khai  bằng nhiều chương trình hành động cụ thể, với sự tham gia của toàn xã hội.
Cần có đội ngũ nhân tài văn hóa thực tài, thực đức

Cần có đội ngũ nhân tài văn hóa thực tài, thực đức

VHO- Sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế yêu cầu cần có nhiều nhân tài văn hóa thực tài, thực đức. Nhưng thực tế ở Việt Nam hiện nay, đội ngũ nhân tài văn hóa không nhiều. Để quy tụ và phát triển đội ngũ này, cần những giải pháp mang tính đột phá, chiến lược.
Đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hoá nhìn từ kinh nghiệm của Huế

Đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hoá nhìn từ kinh nghiệm của Huế

VHO-“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”.Đó là quan điểm đầu tiên được ghi rõ trong Dự thảo “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030” mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chuẩn bị trình Chính phủ.
Phát triển văn hóa, con người là một hành trình sáng tạo

Phát triển văn hóa, con người là một hành trình sáng tạo

VHO-Lâu nay, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là những diễn ngôn khá phổ biến trên các không gian truyền thông ở nước ta. Đây chính là khát vọng chấn hưng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào về truyền thống văn hóa Việt Nam suốt bốn ngàn năm lịch sử, hướng tới một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa thịnh vượng, hùng cường, đem hạnh phúc đến cho nhân dân.
Phát triển văn hóa truyền thông vì sự hoàn thiện nhân cách của con người

Phát triển văn hóa truyền thông vì sự hoàn thiện nhân cách của con người

VHO-Thế kỷ XXI là được coi thế kỷ của “văn hóa màn hình” với bước phát triển nhảy vọt, “làm mưa, làm gió” của các loại hình truyền thông, mà đặc biệt là truyền hình, phát thanh có hình, báo điện tử và các mạng xã hội dày đặc trên nền tảng internet. Giờ đây điện thoại thông minh, màn hình cảm ứng là “vật bất ly thân” đối với hầu như tất cả mọi công dân (chỉ có số ít người cao tuổi là hiếm khi dùng đến). Sử dụng công năng ngày càng cải tiến, “lên đời” của các loại điện thoại thông minh trên thế giới, con người hiện nay đã và đang thực hiện hầu hết mọi nhu cầu giao tiếp, chụp ảnh, quay camera, xem phim, xem truyền hình, chơi games giải trí, trực tiếp viết các trạng thái cảm xúc, bình luận tin tức, kết nối, giao dịch, thực thi công việc hàng ngày tại công sở cũng như ở tư gia.
Việc nào là trọng tâm, là nhiệm vụ quan trọng nhất

Việc nào là trọng tâm, là nhiệm vụ quan trọng nhất

VHO- Nhìn trong tổng thể Dự thảo “Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến 2030” (dưới đây gọi tắt là “Dự thảo Chiến lược 2030”) đã có những thay đổi lớn theo hướng đơn giản hóa về cấu trúc nội dung và hình thức trình bày so với “Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến 2020” công bố năm 2009 (gọi tắt là “Chiến lược 2020”).
Cần xác định thế và lực Việt Nam khi đi vào toàn cầu hóa trong văn hóa

Cần xác định thế và lực Việt Nam khi đi vào toàn cầu hóa trong văn hóa

VHO- Trước tiên, tôi rất hoan nghênh việc Chính phủ giao cho Bộ VHTTDL xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, trong đó đã đề ra 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa. Ở nhóm nhiệm vụ và giải pháp về ngoại giao văn hóa, nhiều nội dung nêu ra về chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa, cho thấy dự thảo Chiến lược đã rất chú trọng lĩnh vực này…
Nhà hát không có, rạp chiếu phim không có, quảng trường không có…: Làm thế nào để Hà Nội phát triển CN văn hóa?

Nhà hát không có, rạp chiếu phim không có, quảng trường không có…: Làm thế nào để Hà Nội phát triển CN văn hóa?

VHO- Lần thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng, Thành ủy Hà Nội tổ chức lấy ý kiến về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô. Cuộc tọa đàm vào cuối tuần qua một lần nữa khẳng định, Hà Nội có ưu thế về văn hóa, nhân lực vượt trội, thế nhưng việc biến tiềm năng thành thế mạnh còn hạn chế.
5 góp ý với Dự thảo

5 góp ý với Dự thảo

VHO- Dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 đã được chuẩn bị chặt chẽ, trách nhiệm bởi các cơ quan tham mưu. Tuy nhiên tôi xin được đóng góp thêm một số nội dung sau.
Tập trung xây dựng môi trường văn hóa

Tập trung xây dựng môi trường văn hóa

VHO- Văn hóa là dấu vết của con người in trong tự nhiên. Là những gì thuộc về con người, do con người sáng tạo ra, trong cuộc sống và vì cuộc sống của chính mình. Đó là tính người, chất người, là cái đẹp của nhân cách. Còn môi trường văn hóa là không gian mà trong đó con người chịu sự tác động của nó để trở thành Người.
Xây dựng con người để phát triển văn hóa

Xây dựng con người để phát triển văn hóa

VHO- Những người quan tâm đến văn hóa chắc chắn sẽ rất thú vị khi đọc Dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, trong đó đặc biệt nhấn mạnh nội dung xây dựng con người. Đành rằng vấn đề xây dựng con người có tính chiến lược luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, nhưng Dự thảo Chiến lược lần này đã được tiếp cận mới, mạnh mẽ và cụ thể hơn.
Người làm văn hóa cũng phải coi nhân tố chính trị, kinh tế là sự gắn bó sống còn

Người làm văn hóa cũng phải coi nhân tố chính trị, kinh tế là sự gắn bó sống còn

VHO- Không chỉ được biết đến là nhà thơ với nhiều tác phẩm để đời, trong đó có trường ca Mặt đường khát vọng nổi tiếng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) Nguyễn Khoa Điềm còn được biết đến là một trong những người có những đóng góp không nhỏ trên mặt trận văn hoá tư tưởng, nhất là góp phần quan trọng cho sự ra đời và thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII), một nghị quyết lịch sử về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
DIỄN ĐÀN GÓP Ý "DỰ THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030”

DIỄN ĐÀN GÓP Ý "DỰ THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030”

VHO-  Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, Bộ VHTTDL mong muốn tiếp nhận thêm những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, giới văn nghệ sĩ trong và ngoài nước để hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam đến năm 2030 với tính khả thi cao.