Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Khu nhà 26 Lê Lợi: Nên chuyển thành Bảo tàng văn học Huế

Thứ Tư 31/10/2018 | 11:39 GMT+7

VHO- Thông tin ngày 28.10.2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công văn số 7921/UBND-XTĐT thống nhất chủ trương cho phép Công ty cổ phần Hạ tầng và Dịch vụ Truyền thông Logi 3 nghiên cứu đầu tư dự án Khu phức hợp khách sạn và dịch vụ thương mại cao cấp THAT tại khu đất số 26, 28 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, TP Huế theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nếu như thế thì ngôi biệt thự Pháp rất đẹp 26 Lê Lợi, Huế sẽ biến mất.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn của Báo Thừa Thiên Huế cuối tuần, ông Giám đốc Sở KH&ĐT Phan Thiên Định nói: “Tỉnh đã có chủ trương quy hoạch đường Lê Lợi, đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân, theo hướng hình thành khu phố bảo tàng và mở rộng không gian ở khu vực này làm quảng trường”. Còn ông Lê Toàn Thắng, Phó GĐ Sở Xây dựng cho biết: “… định hướng khu vực dọc theo đường Lê Lợi (từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân) được xác định là không gian văn hóa, nghệ thuật, là khu vực điểm nhấn về không gian đô thị, phát huy các giá trị về văn hóa nghệ thuật, điểm đến cho du khách và người dân địa phương”. Theo các ông lãnh đạo Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng thì đến nay vẫn chưa có phương án cụ thể về ngôi biệt thự 26 Lê Lợi, Huế!

Gần đây bàn về ngôi biệt thự 26 Lê Lợi, Huế, một số anh em văn nghệ sĩ gạo cội như Tô Nhuận Vỹ, Võ Quê, Nguyễn Đắc Xuân… đã có ý kiến là: Biến ngôi biệt thự 26 Lê Lợi, Huế thành Bảo tàng Văn học Huế! Tôi thấy ý kiến trên là xác đáng với những lý do sau đây:

1. Huế là một trung tâm văn học lớn của Việt Nam từ 200 năm qua. Văn học là ngành phát triển lớn nhất trong tất cả các ngành của VHNT Huế. Có nhiều nhà văn, nhà thơ đã sống và sáng tác ở đây hàng trăm năm trước với những tác phẩm lừng danh, như: Các vị Vua thi sĩ như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… đến các ông Hoàng như Miên Thẩm, Miên Trinh, các bà Chúa như Mai Am, Huệ Phố... đến các bậc quan lại như Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Hàm Ninh… Rồi Phan Bội Châu, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Vy, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư... đến Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Hải, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Đắc Xuân, Bửu Ý, Lâm Thị Mỹ Dạ… Và đội ngũ các nhà văn Huế rất đông đảo sau này. Đội ngũ các nhà văn Huế đông đảo như vậy cần phải lưu lại sự nghiệp sáng tác và tác phẩm của họ để phục vụ nghiên cứu phát triển nền văn học, văn hóa tỉnh nhà.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế cho rằng: Ngôi nhà 26 Lê Lợi là cái hồn của văn nghệ Huế. Nó gắn bó với nhiều tên tuổi văn nghệ sĩ lớn, là dấu ấn di sản vật thể còn lại của văn học nghệ thuật Huế. Sau 1975, ngôi nhà này là nơi lui tới của các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước. Khu nhà là đại diện cho xứ sở được mệnh danh là “thành phố thi ca”.

2. Thực tế hiện nay trên đường Lê Lợi đã có Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Nhà lưu niệm Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế… Có thêm Bảo tàng Văn học Huế, là trọn vẹn và đúng với định hướng “hình thành khu phố bảo tàng” phục vụ du lịch mà UBND tỉnh đã xác định.

3. Có thêm Bảo tàng Văn học Huế giúp các tác giả trẻ, đông đảo đội ngũ sinh viên ngành văn học, du khách và đọc giả trong việc nghiên cứu tìm hiểu tiến trình văn học Việt Nam ở Huế, góp phần phổ biến các tác giả, tác phẩm văn học Huế trong xã hội. Hiện nay, các Trường THPT, THCS đang được ngành Giáo dục cho phép dạy “tác giả, tác phẩm văn học, nghệ thuật địa phương”. Có Bảo tàng Văn học Huế là có thêm điều kiện để các cháu học tốt chương trình văn học địa phương, góp phần đào tạo nên những nhân tài sau này.

Tất nhiên, từ Trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT hiện nay, để thành Bảo tàng Văn học Huế, ngôi nhà phải được cải tạo theo đúng yêu cầu của một bảo tàng văn học. Có không gian trưng bày, giới thiệu các tác giả lớn, vừa tùy theo sự xếp hạng, có không gian chung để hội thảo, giới thiệu tác phẩm, báo cáo chuyên đề… Cái đó sẽ bàn sau. Dễ thôi!

Với những lý do trên, chúng tôi xin kiến nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các ngành chức năng nghiên cứu thành lập Bảo tàng Văn học Huế đóng tại Khu nhà kiến trúc Pháp 26 Lê Lợi, Huế. 

 NGÔ MINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top