Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV: Chỉ có 9 tỉnh, thành “phát hiện” tặng quà cấp trên?

Thứ Tư 14/11/2018 | 09:37 GMT+7

VHO- Trong phiên thảo luận về báo cáo công tác phòng chống tham nhũng, tội phạm hôm qua 13.11 của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang), cho rằng đối tượng của hành vi tham nhũng là những người có chức, có quyền nhưng lương tâm, phẩm chất đạo đức mới là cái quyết định đến việc họ có tham nhũng hay không. Vì thế, nếu muốn phòng, chống tham nhũng thì phải xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ.

 Đại biểu Nguyễn Minh Sơn cho rằng phải xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ để tránh tham nhũng Ảnh: QUỐC HỘI

Cơ bản tán thành với nhiều nội dung mà các báo cáo của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC đã nêu xung quanh tình hình phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án phòng, chống tham nhũng và các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, đại biểu Nguyễn Minh Sơn nhận định đối tượng tham nhũng là con người mà cụ thể ở đây là người có chức, có quyền. Vì thế có thể ước đoán được đối tượng có điều kiện và khả năng để tham nhũng. Nhưng không phải ai có chức, có quyền cũng tham nhũng, nên chức quyền dù to hay nhỏ, cao hay thấp chỉ là điều kiện, còn lương tâm, phẩm chất đạo đức con người mới là cái quyết định đến hành vi tham nhũng.

Vì thế theo đại biểu Sơn, muốn phòng ngừa tham nhũng, việc quan trọng hàng đầu là phải xây dựng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ. “Làm nhiều luật, sửa nhiều luật cũng chỉ góp phần ngăn chặn hành động tham nhũng, nhưng con người tham nhũng thì họ tìm đủ mọi cách. Nhiều nước có lịch sử pháp luật hàng trăm năm vẫn có kẽ hở, nên cần tập trung xây dựng phẩm chất đạo đức con người đi đôi với tăng nặng hình phạt đối với hành vi tham nhũng. Đồng ý rằng pháp luật là công bằng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, người biết luật, người cầm cân nảy mực, người thi hành nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng mà vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng thì tội phải nặng hơn”, đại biểu Sơn nói.

Cũng theo đại biểu Sơn, công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 tốt hơn, mạnh hơn mấy năm trước nhưng liệu có thuyên giảm hơn hay không thì chưa hiện rõ. “Vì dư luận báo chí hằng ngày đều nêu nhiều việc sai trái. Như tại kỳ họp này có đại biểu bức xúc cho rằng, một bao cát bỏ trong hẻm, đổi 100 USD ở tiệm vàng thì cũng nhìn thấy trong khi đó nhà cao tầng, biệt phủ, biệt thự xây trái phép nhan nhản lại không ai thấy. Theo tôi, vậy cái đó là gì”, đại biểu Sơn nêu câu hỏi và cho rằng trong báo cáo của Chính phủ về phòng, chống tham nhũng, ở trang 9 điểm d, có báo cáo về tặng quà và nộp lại quà tặng. Đây là một điểm mới, đánh dấu cho hiệu quả của lời kêu gọi của Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng, nhất là vài năm trở lại đây, năm nào Thủ tướng cũng nhắc các địa phương không được lên Trung ương để tặng quà nhân dịp lễ, tết.

“Tuy nhiên, con số địa phương được nêu tên ở đây chỉ có 9 tỉnh có tình trạng tặng quà và nộp lại quà tặng. Tỉnh ít nhất có một người, tỉnh nhiều nhất có 9 người nhận và nộp lại với tổng giá trị 451,5 triệu đồng. Vậy, các địa phương khác có tình trạng này không, hay không có ai tặng quà nên không có việc nộp lại quà tặng? Nếu đúng như thế là đáng mừng. Tuy nhiên, báo cáo cũng chưa làm rõ ai tặng, tặng ai, quà gì, nộp vào đâu, cấp dưới còn đi biếu quà cho cấp trên không thì chưa được báo cáo của Chính phủ đề cập. Tương tự như vậy, báo cáo phòng, chống tham nhũng có nêu phần thu hồi tài sản bị tham nhũng có cả hiện kim và hiện vật. Vậy, hiện kim đó có phản ánh qua phần thu về ngân sách Nhà nước báo cáo Quốc hội hằng năm không, bởi vì ngân sách nhà nước là tiền thuế của dân, là mồ hôi, nước mắt của dân đóng góp để xây dựng đất nước”, đại biểu Sơn nêu thắc mắc.

Trong khi đó đại biểu Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) lại đề cập đến tình trạng tham nhũng vặt vẫn ngang nhiên tồn tại và thường tập trung trong các lĩnh vực điển hình như y tế, giáo dục, vi phạm giao thông, hải quan, thuế, cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, đấu thầu, xây dựng, làm giấy tờ nhà đất, giải quyết các thủ tục hành chính ở bộ phận một cửa, trong tuyển dụng, đề bạt, sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm cán bộ công chức, viên chức. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu quan điểm rằng công tác phòng, chống tham nhũng phải bắt đầu từ phương pháp nêu gương với người đứng đầu các đơn vị. “Người đứng đầu các đơn vị không tham nhũng, trong sạch thì chắc chắn sẽ làm gương, hạn chế được chuyện cấp dưới tham nhũng”, đại biểu Phương nói… 

Tuy nhiên, con số địa phương được nêu tên ở đây chỉ có 9 tỉnh có tình trạng tặng quà và nộp lại quà tặng. Tỉnh ít nhất có một người, tỉnh nhiều nhất có 9 người nhận và nộp lại với tổng giá trị 451,5 triệu đồng. Vậy, các địa phương khác có tình trạng này không, hay không có ai tặng quà nên không có việc nộp lại quà tặng? Nếu đúng như thế là đáng mừng. Tuy nhiên, báo cáo cũng chưa làm rõ ai tặng, tặng ai, quà gì, nộp vào đâu, cấp dưới còn đi biếu quà cho cấp trên không thì chưa được báo cáo của Chính phủ đề cập.

(Đại biểu Nguyễn Minh Sơn - Tiền Giang)

THU SÂM

 

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top