Cận cảnh chiếc smartphone có thể gập được đầu tiên trên thế giới

VHO- Là một cái tên rất xa lạ nhưng Royole Technology bất ngờ được biết đến như nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới trình làng smartphone có thể gập lại được. Thiết bị thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách tham dự tại triển lãm công nghệ CES 2019.

Royole Technology, hãng công nghệ có trụ sở thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) chắc chắn là một cái tên rất xa lạ với những ai trong giới công nghệ, tuy nhiên Royole đã khiến nhiều người phải bất ngờ khi vừa trình làng chiếc smartphone có thể gập được đầu tiên trên thế giới. Chiếc smartphone mang tên FlexPai hiện đang được giới thiệu tại triển lãm công nghệ CES 2019 đang trở thành một trong những tâm điểm tại sự kiện này.

Cận cảnh chiếc smartphone có thể gập được đầu tiên trên thế giới - Ảnh 2.

Khi mở rộng ở chế độ cơ bản, FlexPai hoạt động như một máy tính bảng với kích thước 7,8-inch

Cận cảnh chiếc smartphone có thể gập được đầu tiên trên thế giới - Ảnh 3.

Ở mặt sau có thể thấy rõ 2 nửa thân máy và được gắn với nhau bằng một hệ thống làm từ chất liệu nhựa dẻo, cho phép uốn cong. Nhà sản xuất này khẳng định chất liệu được sử dụng rất bền bỉ, không sợ hư hỏng khi gập máy

Cận cảnh chiếc smartphone có thể gập được đầu tiên trên thế giới - Ảnh 4.

Cận cảnh chiếc smartphone có thể gập được đầu tiên trên thế giới - Ảnh 5.Cận cảnh chiếc smartphone có thể gập được đầu tiên trên thế giới - Ảnh 6.

FlexPai có thể uốn cong ở nhiều góc độ

Cận cảnh chiếc smartphone có thể gập được đầu tiên trên thế giới - Ảnh 7.

Bù lại khả năng uốn cong, phần thân máy sẽ khá dày và các cạnh viền của máy cũng hơi thô kệch

Cận cảnh chiếc smartphone có thể gập được đầu tiên trên thế giới - Ảnh 8.

Đây là phần thân máy khi gập lại để chuyển về chế độ smartphone

Với kích thước 7,8-inch theo đường chéo, đây là một máy tính bảng chạy nền tảng Android ở chế độ mở rộng. Nó dễ dàng trở thành 2 chiếc điện thoại Android tách biệt khi người dùng uốn cong.

Royole rõ ràng là một nhà sản xuất "siêu tham vọng". FlexPai cung cấp 2 khe cắm SIM và cố gắng mang đến một hệ thống cảm biến tự động, cho phép chỉ hiển thị nội dung trên màn hình mà người dùng nhìn vào. Tức là sẽ luôn chỉ có 1 màn hình được hoạt động trong cùng một thời điểm.

Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều trang công nghệ thì thiết kế của FlexPai không thực sự tối ưu, khi gập đôi chiếc smartphone này, hai nửa màn hình không thể gập sát lại với nhau mà vẫn có khoảng trống ở giữa, khiến cho người dùng cảm giác bất tiện khi cầm và sử dụng thiết bị.

Cận cảnh chiếc smartphone có thể gập được đầu tiên trên thế giới - Ảnh 9.

Màn hình trước của máy khi gập lại

Cận cảnh chiếc smartphone có thể gập được đầu tiên trên thế giới - Ảnh 10.

Camera trước hoạt động khá tốt với góc nhìn rộng, bắt nét nhanh

Cận cảnh chiếc smartphone có thể gập được đầu tiên trên thế giới - Ảnh 11.

Tuy nhiên khả năng hiển thị và cách sắp xếp giao diện của FlexPai khiến người dùng khá khó để sử dụng

Về phần cứng, có thể thấy rằng Royole đã làm rất tốt việc biến nó trở thành một thiết bị mạnh mẽ. Tuy nhiên, các thông tin khác về cấu hình của sản phẩm bao gồm màn hình độ phân giải Full HD (1920x1440), tùy chọn bộ nhớ RAM 6GB đi kèm bộ nhớ lưu trữ 128GB hoặc bộ nhớ RAM 8GB đi kèm bộ nhớ lưu trữ 256/512GB.

Thế nhưng có thể nói rằng điểm trừ lớn nhất của FlexPai chính là phần mềm và các hoạt động cơ bản của nó. Gần như bất cứ khi nào xoay hoặc gập/mở thiết bị, chúng ta sẽ dễ dàng bị lẫn lộn và bối rối. Các ứng dụng thì xếp "chồng chéo" lên nhau và gặp lỗi hiển thị khi chuyển từ chế độ máy tính bảng sang điện thoại và ngược lại. Bên cạnh đó, việc không trang bị thêm các tính năng phụ trợ cho công nghệ gập.

Hiện sản phẩm đang được bán với mức giá rất cao, lên tới 8.999 tệ tại Trung Quốc, tương đương 1.320 USD, tức đắt hơn cả một chiếc iPhone XS Max. Trong khi đó, giá trị sử dụng của nó mang lại chắc chắn không thể so sánh với flag-ship đến từ Apple.

Theo Nguyễn Nguyễn - Khôi Linh/Dân trí

Ý kiến bạn đọc