Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Giải mã sự “trường tồn” của Vạn Lý Trường Thành

Thứ Tư 22/07/2020 | 10:09 GMT+7

VHO- Vạn Lý Trường Thành tọa lạc tại phía Bắc của Trung Quốc như một tấm chắn phòng ngự bảo vệ biên giới. Đúng như tên gọi của nó, Vạn Lý Trường Thành là một công trình kiến trúc hùng vĩ và thường được ca ngợi là một trong những kỳ quan nhân tạo vĩ đại nhất của thế giới.

 

Vạn Lý Trường Thành tồn tại suốt 2.000 năm Ảnh: TRAVEL + LEISURE

Không phải là một bức tường thành đơn giản

Lịch sử Vạn Lý Trường Thành kéo dài hơn 2.000 năm. Công trình này được hoàn thành ngay cả trước khi Trung Quốc trở thành một quốc gia thống nhất. Theo chuyên gia về du lịch, ông Stan Godwyn nói với tờ báo Travel + Leisure rằng Vạn Lý Trường Thành không phải là một bức tường thành đơn giản, mà nó thực sự được cấu tạo bởi hàng loạt các bức tường kiên cố. Stan Godwyn thường sắp xếp cho du khách đến tham quan một trong bốn khu vực chính của Vạn Lý Trường Thành là Badaling (nổi tiếng nhất và dễ dàng tiếp cận đối với phần lớn du khách), Mutianyu (được khôi phục lại rất tốt nhưng ít đông đúc), Simatai (một đoạn thành đổ nát và gồ ghề) và Jinshanling (dành cho những du khách chỉ thích đi tản bộ).

Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc có thể dễ dàng đi vào từ thủ đô Bắc Kinh, mặc dù cấu trúc đồ sộ của công trình này trải dài từ Hushan, Liêu Ninh ở phía Đông cho đến thành phố Jiayuguan ở phía Tây Bắc. Một cuộc khảo sát năm 2012 ước tính rằng Vạn Lý Trường Thành đi qua 15 tỉnh, kéo dài từ Tân Cương (phía Tây Bắc) cho đến biên giới Hàn Quốc ở phía Đông và công trình này có chiều dài 21.196 km. Chiều cao trung bình của tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của tường thành rộng trung bình từ 5 - 6m. Rất khó có thể xác định chính xác thời điểm Vạn Lý Trường Thành được xây dựng, vì có nhiều triều đại và nhà cai trị đã góp phần cho việc xây dựng công trình này.

Theo các chuyên gia, Vạn Lý Trường Thành có thể được bắt đầu xây dựng từ năm 221 (trước Công Nguyên), dưới triều đại của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Sau đó, hầu hết những gì còn lại cho đến ngày nay được xây dựng từ thời nhà Minh (khoảng từ năm 1.368 - 1.644). Travel China Guide cho rằng khoảng 20 tiểu bang và triều đại đã đóng góp vào việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc trong suốt nhiều thiên niên kỷ. Ban đầu được xây dựng như một tấm lá chắn phòng thủ thời chiến, Vạn Lý Trường Thành có nhiều tháp canh. Vào thời của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, bức tường thành mang mục đích bảo vệ Trung Quốc chống lại các bộ lạc du mục từ phía Bắc. Vào thời nhà Hán, (từ năm 206 trước công nguyên, đến năm 220 sau công nguyên), Vạn Lý Trường Thành được mở rộng để bảo vệ thương mại cho “Con đường tơ lụa”. Triều đại nhà Minh có lập trường chủ yếu là phòng thủ. Theo đó, Vạn Lý Trường Thành không chỉ được mở rộng, mà còn được sửa chữa và củng cố các cấu trúc thêm phần vững chắc hơn.

Vật liệu và phương pháp xây nên công trình

Để xây dựng nên Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc cần huy động nguồn nhân lực lớn hơn bất kỳ công trình cổ xưa nào, với 100 triệu tấn gạch, đá và đất được vận chuyển và lắp ráp bởi hàng triệu binh lính, nông dân, tù nhân và động vật sử dụng hệ thống dây thừng, gỗ và giỏ qua những chặng đường xa xôi với địa hình phức tạp từ sa mạc khô cằn đến những rặng núi dốc. Hầu hết các phần của Vạn Lý Trường Thành (được khôi phục) mà chúng ta thấy ngày nay được xây dựng bằng gạch, những phiến đá cắt thành khối. Ngoài ra, gỗ được sử dụng cho pháo đài và làm vật liệu phụ trợ. Công nhân khai thác đá để xây dựng Vạn Lý Trường thành. Sử dụng các ngọn núi làm chân, lớp ngoài của Vạn Lý Trường Thành được xây dựng bằng các khối đá và có thể là bất cứ vật liệu gì.

Các chuyên gia đến từ Đại học Chiết Giang của Trung Quốc đã tìm hiểu được bí mật của loại nguyên liệu đặc biệt giúp gắn kết các phiến đá. Họ phát hiện một đoạn tường thành được xây dựng từ thời nhà Minh có chứa một loại vữa đặc biệt, được làm từ gạo nếp trộn với vôi. Theo kết quả phân tích, nếu trộn hai thứ này vào nhau sẽ tạo nên một hợp chất có độ kết dính siêu việt. Người Trung Quốc cổ đại thường dùng loại vữa đặc biệt này để xây dựng các công trình có quy mô lớn như Lăng mộ, Bảo tháp, Trường Thành... Rất nhiều công trình sử dụng loại vật liệu đặc biệt này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho dù trải qua hàng nghìn năm phong hóa hay các trận động đất. 

 BÌNH PHƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top