Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Chất nicotine giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh covid-19? Đừng hiểu nhầm để rồi "lãnh án"

Thứ Tư 12/08/2020 | 11:16 GMT+7

VHO- Theo kết luận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người sử dụng thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ mắc Covid -19 cao hơn và tăng các nguy cơ bị biến chứng cao hơn, dẫn đến tử vong.

Chưa có nghiên cứu chính thống nào kết luận chất nicotine giúp giảm lây bệnh Covid-19

Liên quan đến một số công bố nghiên cứu của một bệnh viện tại Pháp và vài nước trên thế giới mới đây về chất nicotine có thể giúp giảm nhiễm bệnh Covid-19, ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm (đại diện WHO tại Việt Nam) cho biết, “Chúng tôi và một số tổ chức nghiên cứu về tác hại của thuốc lá biết nghiên cứu này đã được thực hiện trên một số lượng người rất nhỏ vào bệnh viện. Từ đó, đưa ra kết luận tỷ lệ ở nhóm người sử dụng thuốc lá thì tỉ lệ mắc Covid-19 không cao.

“Nhưng phải nhấn mạnh rằng, cỡ mẫu rất nhỏ, chỉ trong một nhóm nhỏ vào bệnh viện và không có tính đại diện cho tất cả những người hút thuốc lá. Ngoài ra, các nghiên cứu đó, chúng tôi cho rằng cũng được thúc đẩy bởi nền công nghiệp thuốc lá phía sau. Còn kết luận chính thống của WHO từ các bằng chứng hiện có cho thấy việc sử dụng thuốc lá ở những người đang sử dụng thuốc lá đã có sẵn những tổn thương phổi và khi mắc Covid-19 thì tổn thương nặng hơn và tăng nguy cơ tử vong”, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm nói.

Tại Việt Nam vừa qua có 4 người hút chung điếu cày với BN 447 và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 khiến nhiều người dễ hiểu nhầm kết luận về chất nicotine giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Về vấn đề này, TS Hoàng Văn Huấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Nội khẳng định, điều này là không đúng và đó mới chỉ là một khảo sát nhỏ, chưa có kết luận chính thức nào. Ngay tại Việt Nam, đến nay mới phát hiện thêm 1 F1 của BN 447 mắc Covid-19, còn lại 4 người hút chung điếu cày và hơn 80 người khác đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Ngay bản thân BN 447 cũng là người đang sử dụng thuốc lào đã bị nhiễm bệnh. Một số nhà khoa học đã sử dụng chất thay thế nicotine để đưa vào cơ thể các y, bác sĩ, nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 để làm nghiên cứu nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Trong khi đó, theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, ngành công nghiệp thuốc lá còn đưa ra nhiều tuyên bố khiến người dân hiểu sai về hậu quả của thuốc lá. Chẳng hạn, các doanh nghiệp thuốc lá cho rằng, thuốc lá điện tử, thuốc lá đốt nóng không độc hại bằng thuốc lá điếu, thuốc lá sợi truyền thống. Tuy nhiên, các nghiên cứu của WHO khẳng định, thành phần của thuốc lá điện tử và thuốc truyền thống đều có chất độc hại giống như gây ra bệnh ung thư, các bệnh mạn tính... Bên cạnh đó, những doanh nghiệp này nói rằng, thuốc lá điện tử, thuốc lá đốt nóng được nghiên cứu dành cho những người đang sử dụng thuốc lá. Nhưng thực tế, những hội nhóm, những diễn đàn về thuốc lá thế hệ mới lại thường là giới trẻ, được thiết kế, quảng cáo như một sản phẩm sành điệu mới.

“Hiện nay thuốc lá điện tử đang bị cấm vào Việt Nam nhưng không hiểu tại sao bằng đường tiểu ngạch, xách tay hoặc các con đường không chính thống mà sản phẩm này vẫn có mặt ở Việt Nam và được gắn với những hình ảnh sử dụng thuốc lá điện tử là sành điệu, là thời thượng. Tỉ lệ hút thuốc lá điện tử ở nhóm từ 13 đến 17 tuổi theo điều tra của chúng tôi là 2,6%, nếu tỉ lệ này nhân với hàng triệu em thì con số đã rất lớn rồi. Từ nghiện nicotine trong thuốc lá điện tử sẽ quay sang sử dụng nicotine trong thuốc lá thông thường hoặc dùng cả hai loại”, đại diện WHO nhận định. Với việc quảng cáo thuốc thế hệ mới ngành công nghiệp thuốc lá cũng đang “tuyển dụng” những thế hệ tiếp theo dùng nicotine ở Việt Nam vì vậy chúng ta phải rất cảnh giác. Các công ty thuốc lá đang gây áp lực cho Chính phủ rằng, đó là một sản phẩm ít độc hại và chỉ cung cấp cho người đang sử dụng thuốc lá; tại sao không cho phép được vào thị trường Việt Nam, nhưng họ không có cách nào để ngăn chặn tiếp cận sản phẩm với trẻ em. 

 Tại Việt Nam vừa qua có 4 người hút chung điếu cày với BN 447 và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 khiến nhiều người dễ hiểu nhầm kết luận về chất nicotine giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Về vấn đề này, TS Hoàng Văn Huấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Nội khẳng định, điều này là không đúng và đó mới chỉ là một khảo sát nhỏ, chưa có kết luận chính thức nào.

 QUỲNH HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top