Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Kiếm sống bằng nghề “tay trái”

Thứ Hai 31/08/2020 | 11:20 GMT+7

VHO- Để duy trì và tồn tại, nhiều doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã phải mở thêm nhiều mảng kinh doanh khác. Lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch cũng chuyển đổi ngành nghề để kiếm thêm thu nhập.

 Từ tháng 8, khách sạn Alba Spa Huế Hotel có chương trình khuyến mãi dạy nấu ăn cơ bản cho du khách đến lưu trú Ảnh: ALBA SPA

Theo thống kê, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 12.000 người lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch và hơn 30.000 người lao động gián tiếp liên quan đến lĩnh vực này. Từ cuối tháng 7, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến cho du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế gần như rơi vào cảnh “đóng băng”.

Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin: Hiện nay khách du lịch hầu như không còn ở Huế, chính vì vậy tình hình kinh doanh du lịch, khách sạn ở Huế rất khó khăn. Hầu hết các cơ sở khách sạn đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động để “giải phóng” vấn đề khó khăn trong chi phí. Điều quan trọng bây giờ đối với các doanh nghiệp du lịch, khách sạn chính là “bảo toàn” để tồn tại, không để khó khăn dẫn đến phá sản.

Chị Dương Thị Công Lý, đại diện của Công ty CP Du lịch Hà Nội tại Huế cho biết, chị đã có thêm nghề “tay trái” từ đợt dịch Covid-19 đầu tiên, đó là tự chế biến sản phẩm sữa chua, làm trứng muối bán cho khách hàng. Chị Lý khoe không chỉ khách ở Huế, mà nhiều khách ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng đặt. Chị xác định đây là việc làm tạm thời, vừa có thêm thu nhập, vừa xóa đi tâm lý ì ạch khi công ty đang tạm đóng cửa. “Nghề tay trái lên ngôi, đóng góp thêm thu nhập cho gia đình, càng cảm nhận được tấm chân tình của nhiều anh chị, bạn bè, người thân. Nghề nào cũng vậy, miễn là có được thu nhập chân chính, bằng sức lao động của mình thì không có gì phải ngại ngùng”, chị Lý bộc bạch.

Không chỉ lao động lĩnh vực du lịch chuyển dịch, mà nhiều cơ sở, doanh nghiệp lĩnh vực du lịch cũng chủ động mở thêm các dịch vụ kinh doanh khác để khắc phục khó khăn. Tại khách sạn Alba Spa Huế, từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, khách sạn đẩy mạnh sang kinh doanh cơm thực dưỡng và thức ăn kiểu Nhật Bản cuối tuần với hình thức giao hàng tận nơi.

Bà Châu Thị Hoàng Mai, Giám đốc điều hành Alba Spa Hotel Huế cho biết, với tổng số hơn 100 nhân viên, khách sạn phải “nắm tay nhau” cùng vượt khó. Ngoài mảng đẩy mạnh kinh doanh ẩm thực, với đội ngũ nhân viên dọn buồng, nhân viên bảo trì có sẵn nên khách sạn đã quyết định mở thêm dịch vụ dọn vệ sinh nhà, vệ sinh điều hòa, máy giặt cho các cơ sở, gia đình có nhu cầu. Có thể thu nhập sẽ không được bằng trước, nhưng giúp duy trì phần nào cuộc sống công nhân viên cho đến khi các hoạt động của du lịch trở lại bình thường.

THÙY AN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top