Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Sáng 31.8, thêm nhiều người đến Bệnh viện Bạch Mai khám sau khi ăn pate Minh Chay

Thứ Hai 31/08/2020 | 14:24 GMT+7

VHO-  Sau khi nghe thông tin về việc pate Minh Chay có chứa vi khuẩn có độc lực mạnh, khiến nhiều bệnh nhân nhập viện, chị Nguyễn Thị N. (Thái Nguyên) cũng vội đến Bệnh viện Bạch Mai để khám. Chị có triệu chứng khó nuốt, khó thở, sụp mi từ hơn nửa tháng nay sau 2 lần ăn pate Minh Chay.

Sáng 31.8, chị Nguyễn Thị N. (40 tuổi, Thái Nguyên) đến Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) để khám trong tình trạng mắt sụp mí, mở mắt to được, khó thở, khó nói và không quên cầm theo hộp pate Minh chay mà chị đã ăn trước đó.

Chị N. cho biết, ngày 12.8 chị có ăn loại pate này vào bữa trưa và tối thì ngày hôm sau chị đã có biểu hiện khó nuốt, khó thở, người yếu, mệt mỏi... Đến ngày 15.8, chị đến Bệnh viện ở Thái Nguyên để khám nhưng bác sĩ không chẩn đoán được bệnh gì. Đến ngày 17.8 chị đến một Bệnh viện tại Hà Nội để khám nhưng bác sĩ cũng cho về nhà theo dõi dù đang rất mệt. Chị không về Thái Nguyên mà thuê phòng trọ để theo dõi, thì tới ngày 18.8 lại vào Bệnh viện cấp cứu.

Chị Nguyễn Thị N. giao nộp lại hộp pate Minh Chay cho Trung tâm Chống độc

“Bác sĩ cho tôi đi khám khoa Thần kinh, điện não, điện cơ vì nghĩ tôi bị nhược cơ và cũng kê thuốc nhược cơ nhưng tình trạng không khá hơn. Bác sĩ cũng gửi kết quả xét nghiệm đi Hàn Quốc nhưng cũng không phát hiện ra. Đến ngày 29.8, sau khi đọc được thông tin Bộ Y tế khuyến cáo về thực phẩm pate Minh Chay, tôi có nói với bác sĩ là đã ăn loại này. Lúc này bác sĩ mới giới thiệu để tôi sang Trung tâm Chống độc để khám. Buổi sáng ngày 12.8, tôi có ăn 1 quả ổi, nên tôi nghĩ nguyên nhân do ăn ổi, chứ không ngờ là do ăn pate”, bệnh nhân chia sẻ.

Không chỉ chị N.  mà Trung tâm Chống độc còn tiếp nhận thêm 3 bệnh nhân khác trong tình trạng tương tự. TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc -Bệnh viện Bạch Mai cho hay, trước đó Trung tâm đã tiếp nhận 2 vợ chồng bệnh nhân đều thường trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội là Đào Gia T. (sinh năm 1950, người chồng) và Từ Thị Bích L. (sinh năm 1952, vợ bệnh nhân T). Bệnh nhân có biểu hiện bệnh từ đầu tháng 8 và được đưa đi cấp cứu tại Viện Lão khoa Trung ương, tới ngày 18.8 thì được chuyển sang Trung tâm Chống độc.

Ban đầu bệnh nhân đau họng khó nuốt, sụp mi, nói khó, tay chân yếu. Sau đó, tình trạng bệnh nhân ngày càng yếu đi, liệt ngoại biên toàn thân, đồng tử giãn. Bệnh nhân L. không tự ngồi được, liệt nhẹ cơ hô hấp; bệnh nhân T. liệt cơ gần như hoàn toàn, chỉ cử động nhẹ được bàn tay, bàn chân, phải phải thở máy. Dịch não tuỷ, hình ảnh cộng hưởng từ sọ não không có gì đặc biệt.

Bệnh nhân Từ Thị Bích L. hiện đã có thể ngồi dậy được

Theo điều tra, tháng 7.2020, 2 bệnh nhân mua loại pate Minh Chay trên website của công ty, lọ thứ nhất bình thường. Khi mở lọ thứ 2 thấy mùi khác nhưng 2 ông bà vẫn ăn vài lần, và bữa cuối là cuối tháng 7. Ngay sau đó, các triệu chứng xuất hiện nhanh. “Chúng tôi đã chẩn đoán 2 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm do độc tố Botilinum – là loại ngộ độc nặng nề, kéo dài, dễ tử vong, có thể gây ngộ độc cho nhiều người nếu nguồn thực phẩm không được kiểm soát. Ở Việt Nam chưa có thuốc giải độc là giải độc tố Botulinum. Trong ngày 19.8, chúng tôi đã có công văn báo cáo về 2 trường hợp này gửi tới Cục Y tế dự phòng, Cục An toàn thực phẩm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Y tế Hà Nội”, Giám đốc Trung tâm Chống độc nhấn mạnh.

Cũng theo TS. Nguyễn Trung Nguyên, những bệnh nhân tới khám sáng 31.8 là những bệnh nhân có biểu hiện nhẹ, có thể hồi phục. Còn 2 bệnh nhân nặng do Việt Nam không có thuốc giải độc nên qua các đồng nghiệp được biết Thái Lan có thuốc giải độc tố Botulinum nên Trung tâm Chống độc đã báo cáo lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, Bộ y tế, Cục Quản lý dược,WHO tại Việt Nam để nhập lọ thuốc này về. Đến ngày 29.8, 2 lọ thuốc đã về tới Việt Nam và tính theo giá trị là 8.000 USD/lọ. Sau khi được dùng thuốc giải độc, hiện bệnh nhân L. hiện nay đã có thể ngồi dậy được, nói phều phào. Còn chồng bà L. hiện vẫn đang trong tình trạng thở máy và tiên lượng phải kéo dài thêm 1 tháng, thậm chí dài hơn tới 3-4 tháng...

Ngày 29.8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi thông báo khẩn về việc khuyến cáo người tiêu dùng tạm thời không mua, không sử dụng các sản phẩm của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới. Nếu sức khoẻ có biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế và thông báo cho cơ quan chức năng y tế tại địa phương nếu còn sản phẩm của công ty này.

Qua điều tra cho thấy các bệnh nhân đều sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới (địa chỉ tại Tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) sản xuất và kinh doanh trực tiếp qua mạng (website của công ty: pate.1001monchay.com; minhchay.com). Kết quả kiểm nghiệm ban đầu cho thấy một số sản phẩm Pate Minh Chay của các lô khác nhau đã được phát hiện có vi khuẩn Clostridium botulinum typ B. Đây là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử; độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.

 

QUỲNH HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top