Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Giảm nghèo từ ứng dụng công nghệ 4.0 – Bài cuối: 3.000 hộ dân sẽ được thí điểm tự đăng ký, rà soát hộ nghèo

Thứ Hai 31/08/2020 | 14:00 GMT+7

VHO- Theo tiêu chí nghèo đa chiều thì tiếp cận công nghệ thông tin cũng là một chiều để đánh gia sự thiếu hụt của người nghèo. Do đó, các địa phương sẽ phải đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ, đào tạo cán bộ, hướng dẫn bà con sử dụng các ứng dụng công nghệ... Để làm rõ thêm vấn đề này, Văn Hoá đã có cuộc trao đổi với ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐ,TB&XH).

  • PV: Xin ông cho biết về thành tựu giảm nghèo của Việt Nam trong những năm qua?

- Ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo: Trong những năm qua, xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Nhờ sự vào cuộc của các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương cũng như sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, các chính sách, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã được tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả, đạt được những kết quả đáng khích lệ, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo

Giai đoạn vừa qua Bộ LĐ,TB&XH  đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành địa phương tổng kết, đánh giá toàn bộ việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững những giai đoạn 2016 2020 và tổng kết Nghị quyết 16 về đẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo bền vững những đến năm 2020. Và những cơ chế chính sách về giảm nghèo đã khẳng định toàn bộ những những mục tiêu, chỉ tiêu yêu về giảm nghèo được xác định trong văn kiện Đại hội Đảng 12, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và các cấp đều đạt được, đều hoàn thành.

Điều nhìn thấy rõ là đời sống của người nghèo diện mạo của những vùng vùng sâu vùng xa, địa bàn khó khăn đã được thay đổi theo đường hướng tích cực hơn. Nhưng vẫn cần có sự chuyển biến giúp cho người nghèo có được điều kiện để tổ chức các hoạt động sinh kế thế nâng cao thu nhập cho cho cá nhân và gia đình.

  •  Thưa ông, thời gian qua, nhiều hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh đã biết áp dụng công nghệ thông tin, các phần mềm, mạng xã hội, sàn giao dịch điện tử để phát triển thị trường, mở rộng đầu ra cho sản phẩm và bước đầu đã cho thấy hiệu quả. Theo ông cần phải làm gì để bà con sử dụng ứng dụng một cách đồng bộ?

- Trong những mục tiêu giảm nghèo giai đoạn vừa qua thì có mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin để giảm nghèo về chiều tiếp cận thông tin,  cho bà con, cho người nghèo và  bà con địa bàn đặc biệt khó khăn. Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng mạng công nghệ 4.0 giúp cho bà con, người nghèo có thể tiếp cận được thông tin, kiến thức, kết nối; đặc biệt đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh  có thể tìm đối tác, mở rộng các liên kết, tìm đầu ra cho sản phẩm, mở rộng thị trường.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giảm nghèo trong giai đoạn qua là chưa thực sự hiệu quả. Một phần nguyên nhân là do nguồn lực dành cho cho hoạt động thúc đẩy công nghệ thông tin tin chưa đáp ứng được yêu cầu. Thứ hai là hệ thống hạ tầng ở các địa phương có nhiều hạn chế, chưa bố trí được hệ thống hạ tầng để đảm bảo việc ứng dụng, tiếp cận các phần mềm công nghệ thông tin. Thứ ba là đội ngũ của cán bộ cơ sở ở lực lượng còn mỏng, một người làm rất nhiều lĩnh vực nên hạn chế hỗ trợ người nghèo và con nghèo ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận chính sách về giảm nghèo.

Trong đó có việc, giúp bà con ứng dụng công nghệ 4.0 để tạo được bản sắc văn hoá vùng miền trong sản phẩm, tăng giá trị cho sản phẩm. Việc thông qua mạng xã hội facebook, zalo... là việc dễ dàng thực hiện, nhưng cơ quan quản lý phải định hướng, giúp bà con việc đó. 

Đồng bào dân tộc thiểu số đã biết ứng dụng công nghệ 4.0 để mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh

  •  Để ứng dụng công nghệ 4.0 một cách đồng bộ, toàn diện hơn trong công tác giảm nghèo thì Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo sẽ có định hướng như thế nào?

- Xác định được những hạn chế và nguyên nhân lĩnh vực này, giai đoạn tới Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo sẽ trình Bộ LĐ,TB&XH để có được sự chỉ đạo triển khai tăng cường hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin. Xác định đây là cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đột phá để hỗ trợ người nghèo tiếp cận và thụ hưởng những chính sách và dịch vụ vụ xã hội cho bà con.

Về phương thức cụ thể thì mục tiêu là hướng tới giúp người nghèo có thể tự đăng ký, tự rà soát nhận diện, xác định là hộ nghèo, hộ cận nghèo, thoát nghèo, hoặc đăng ký nhu cầu cần hỗ trợ. Để thực hiện việc này thì Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đang phối hợp với các để xây dựng và hoàn thiện phần mềm ứng dụng trên máy tính, trên điện thoại (app) để cung cấp cho các địa phương.

Chức năng của phần mềm là cung cấp các bảng rà soát để người nghèo có nhu cầu gì thì kê khai thông tin, đăng ký nhu cầu thông qua phần mềm. Tất cả những thông tin này sẽ được kết nối và gửi tới các cơ quan chính quyền cấp cơ sở cụ thể là cấp xã. Đồng thời, ứng dụng cũng có chức năng phục vụ các cơ quan nhà nước từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh cấp Trung ương thống kê được nhanh nhất công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vào đầu tháng 9, phần mềm sẽ được triển khai thử nghiệm tại 3 tỉnh Bắc Kạn, Lâm Đồng và Đồng Tháp. Văn phòng sẽ cử đội ngũ cán bộ, chuyên gia công nghệ thông tin, chuyên gia về thống kê rà soát hộ nghèo đến địa phương để tập huấn, hướng dân làm việc với các xã, thôn, bản... để hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin. Dự kiến, mỗi tỉnh có khoảng 1.000 hộ dân được tham gia vào thử nghiệm.

Thông qua ứng dụng,  bà con có thể tự kê khai, đăng ký nhu cầu cần hỗ trợ để thoát nghèo. Sau khi kê khai, đăng ký, phần mềm sẽ tự động chấm điểm và phân loại thuộc hộ nghèo, cận nghèo hoặc loại ra, điều này sẽ giúp giải quyết khâu nể nang, duy tình như đã diễn ra trong thời quan qua. Đồng thời nếu người nghèo thiếu hụt những gì cũng được kê khai như  y tế, giáo dục, vay vốn... Sau khi thí điểm tại địa bàn cấp xã sẽ tiến tới ứng dụng ở địa bàn cấp huyện, và dần dần tới cấp tỉnh; từ đó nhân rộng ứng dụng ra các địa phương. Toàn bộ kinh phí thí điểm, tập huấn, đào tạo cán bộ không dùng ngân sách của Nhà nước là nguồn vận động xã hội hóa.

Từ cách làm này, mục tiêu xa hơn là Văn phòng cũng như Bộ LĐ,TB&XH mong muốn là toàn bộ thông tin đầu vào về công tác giảm nghèo sẽ được thực hiện thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Để triển khai, nếu hộ nghèo thao tác được thì tự đăng ký, nếu không cán bộ xã sẽ hỗ trợ cho hộ nghèo đăng ký và bảo đảm sự đăng ký ấy thực sự là có sự tham gia của người nghèo chủ động, chứ không phải cán bộ làm thay. Căn cứ vào thông nay này, thôn, xã sẽ thẩm định và lấy ý kiến của bà con, khi đạt được sự đồng thuận thì sẽ thông báo công khai ở cấp xã, thôn...  Khi xác định được thông tin đầu vào giúp cán bộ có thể trích xuất ra được, thuận lợi cho việc phân loại nhu cầu và đáp ứng một cách phù hợp. Đây cũng là nền tảng để xây dựng đội ngũ công tác xã hội hỗ trợ công tác giảm nghèo, xây dựng kế hoạch, giúp cho người dân thoát nghèo.

  • Theo ông điều kiện nào để thử nghiệm được triển khai một cách chính thức trong cuộc sống?

- Để triển khai, bên cạnh yếu tố con người thì hạ tầng, dịch vụ viễn thông sẽ phải được phát triển đồng bộ. Sau này sẽ có dự án giảm nghèo về thông tin với mục tiêu phát triển hạ tầng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ internet, cung cấp dịch vụ công tích cho bà con vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa... Đồng thời sẽ , phát triển dịch vụ theo cách thức hỗ trợ bà con có điều kiện, không phải là cung cấp miễn phí để làm sao sẵn lòng trả tiền cho dịch vụ đó, và được nhà nước hỗ trợ 1 phần. Có như thế mới phát huy tính chủ động của người nghèo và công tác giảm nghèo mới bền vững.

  • Xin cám ơn ông!

Năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam: 58,1%; năm 2015: 9,88%; năm 2019: 3,75%; năm 2020: Ước tính 2,75%. Chỉ tính riêng giai đoạn 2016-2019: giảm 58,12% số hộ nghèo so với tổng số hộ nghèo đầu giai đoạn.

Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn 3,75%, ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%, bình quân giảm khoảng 1,43%/năm. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo năm 2019 giảm còn 27,85%, ước cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo bình quân các huyện nghèo còn khoảng 24%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm; Số hộ nghèo về thu nhập giảm từ 1.777.758 hộ năm 2015 xuống còn 917.367 hộ năm 2019; số hộ nghèo thiếu hụt đa chiều giảm từ 573.270 hộ năm 2015 xuống còn 67.126 hộ năm 2019. 

- Các chỉ tiêu cụ thể như:  huyện, xã, thôn/bản thoát nghèo; cứng hóa đường thôn xã; xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; cơ sở vật chất trường học; Hệ thống cung cấp nước sạch; tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp... đều đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra.

 QUỲNH HOA (thực hiện)

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top