Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Việt Nam: Ngôi sao sáng ở châu Á

Thứ Tư 02/09/2020 | 09:23 GMT+7

VHO- “Tiếp tục giương cao ngọn cờ hòa bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước; Là thành viên tích cực, mang tính xây dựng trong cộng đồng quốc tế; Phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững; Tham gia tích cực vào khu vực và hợp tác quốc tế”.

Theo Jerusalem Post, triển vọng phục hồi của Việt Nam là rất tích cực Ảnh: INTERNET

Đó là đánh giá của tác giả Leo Giosue trong một bài xã luận với tiêu đề “Vietnam: A bright star in Asia” (Việt Nam: Ngôi sao sáng châu Á) đăng trên báo Jerusalem Post (Israel).

Chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ

Mở đầu bài viết, tác giả Leo Giosue đã nhắc tới Việt Nam đang trong không khí kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9. Đồng thời cũng nhấn mạnh, Việt Nam đã nhận được sự khen ngợi của quốc tế vì phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với sự bùng phát đại dịch Covid-19. Mặc dù Việt Nam không tránh khỏi tình trạng suy thoái chung của kinh tế toàn cầu, nhưng triển vọng phục hồi của Việt Nam rất tích cực và “tươi sáng nhất châu Á”.

Trong bài viết, tác giả Leo Giosue cho rằng ngày nay Việt Nam đang thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại và tích cực hội nhập quốc tế. Ngoại giao đã trở thành mặt trận quan trọng trong thời bình, góp phần quan trọng vào việc duy trì, bảo đảm môi trường hòa bình, tạo môi trường quốc tế thuận lợi có lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Leo Giosue chỉ ra, tới nay Việt Nam đã thiết lập mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện. Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo báo Israel, CPTPP đã giúp hạn ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên như Nhật Bản, Canada, Mexico tăng mạnh so với năm 2018.

Bài viết cũng đề cập tới quan hệ song phương Việt - Mỹ. Theo đó, Việt Nam và Mỹ đã bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Năm 2000, ông Bill Clinton trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Tháng 6.2005, Thủ tướng Phan Văn Khải hội kiến Tổng thống George W.Bush tại Nhà Trắng, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ sau chiến tranh. Việt Nam và Mỹ hiện là quan hệ đối tác toàn diện. Trong nhiều năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ. Dù chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, nhưng giá trị thương mại song phương tăng gần 10% trong nửa đầu năm nay.

Mới đây, trong một thông điệp kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam - Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết: “Trong 1/4 thế kỷ qua, hai nước chúng ta đã xây dựng mối quan hệ đối tác và hữu nghị dựa trên lợi ích chung, sự tôn trọng lẫn nhau và mối quan hệ giao lưu nhân dân”.

Việt Nam đang gánh vác nhiều trọng trách

Tác giả bài báo cũng chỉ ra, năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt trong đối ngoại đa phương khi Việt Nam đảm nhận vai trò “kép”, đó là: Việt Nam lần đầu tiên đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) nhiệm kỳ 2020-2021. Với chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng” cho vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và “Việt Nam: Quan hệ Đối tác Tin cậy vì Hòa bình và Bền vững” với tư cách là thành viên không thường trực của UNSC, Việt Nam đang cùng với bạn bè và đối tác quốc tế thúc đẩy chủ nghĩa hợp tác đa phương, nâng cao vai trò của nhà nước pháp quyền và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa ASEAN và Liên Hợp Quốc.

Tác giả bài viết trên Jerusalem Post cho rằng, mức tăng trưởng 5% mà Chính phủ Việt Nam đặt ra trong năm 2020 là rất ấn tượng nếu xét trong bức tranh kinh tế của châu Á. Nếu đạt được mục tiêu, Việt Nam sẽ bảo vệ được vị thế là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá là có vị thế tốt để thu hút chuỗi cung ứng toàn cầu. Tác giả bài viết dẫn ra rằng theo Ngân hàng Thế giới (WB), các nền tảng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam sẽ giúp đất nước phục hồi vào năm 2021 nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát một cách tương đối trong phạm vi đất nước và trên toàn cầu. Việt Nam đã có vị thế tốt để nắm bắt nhiều hơn chuỗi cung ứng toàn cầu khi các công ty tăng tốc chuyển dịch khỏi Trung Quốc do chi phí tăng và chiến tranh thương mại. Jerusalem Post cũng cho biết, Việt Nam và Israel đã có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp trong suốt 27 năm qua. Hiện hai quốc gia đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, giáo dục, công nghệ nông nghiệp, đổi mới sáng tạo, chia sẻ kiến thức khởi nghiệp…

Việt Nam và Israel đã bắt đầu đàm phán hiệp định thương mại tự do từ cuối năm 2015. Đến nay, sau nhiều vòng đàm phán, hai nước đang đi vào giai đoạn cuối. Cộng đồng quốc tế và nhân dân hai nước có thể hy vọng rằng, hiệp định sẽ sớm được thông qua. Đây là động thái tốt của một mối quan hệ hữu nghị rõ ràng giữa hai quốc gia và trong tương lai, mối quan hệ giữa Israel và Việt Nam sẽ ngày càng sâu sắc hơn. 

 HOÀNG ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top