Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ngộ độc botulinum tăng do trào lưu sử dụng túi hút khí đựng thực phẩm

Thứ Ba 08/09/2020 | 16:56 GMT+7

VHO-Bộ Y tế vừa ban hành quyết định về việc hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên toàn quốc. Hướng dẫn cũng nêu rõ ngộ độc này thường phổ biến là thực phẩm chế biến đóng gói thủ công, tăng lên do trào lưu sử dụng túi hút khí đựng thực phẩm, bảo quản không đảm bảo vệ sinh...

Hướng dẫn nêu rõ, ngộ độc thực phẩm do độ tố botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố botulinum do các chủng vi khuẩn Clostridium sinh ra. Bệnh cảnh chính là liệt ngoại biên đối xứng hai bên kiểu lan xuống, liệt toàn bộ các cơ với các mức độ khác nhau, người bệnh vẫn tỉnh táo, không có rối loạn cảm giác. Ngộ độc nặng dẫn tới liệt cơ hô hấp, suy hô hấp có thể tử vong. Liệt nặng nề kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng.

Ngộ độc xảy ra không thường xuyên, có thể thành vụ với nhiều người bị ngộ độc. Có các trường hợp ngộ độc riêng lẻ, không rõ yếu tố dịch tễ, diễn biến nhanh, không thể khai thác bệnh cảnh đặc trưng, dẫn tới dễ bỏ sót hoặc nhầm với nhiều bệnh khác. Các nhân viên y tế cần nâng cảnh giác khai thác bệnh sử, đưa vào chẩn đoán phân biệt đặc biệt với các tình trạng liệt ngoại biên, qua đó giúp chẩn đoán và điều trị sớm, dùng thuốc giải độc sớm nhất giúp cải thiện tình trạng ngộ độc. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị này không bao gồm các trường hợp nhiễm độc độc tố botulinum do nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn các chủng vi khuẩn Clostridium sinh độc tố botulinum ở trẻ nhũ nhi hoặc ở người lớn, nhiễm độc tố botulinum qua đường hô hấp.

Các loại túi hút khí đựng thực phẩm cũng là nguyên nhân gây ra độc tố botulinum

Loại thực phẩm gây ngộ độc theo y văn cổ điển là thịt hộp (do đó vi khuần gây bệnh được gọi là vi khuẩn độc thịt). Tuy nhiên các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản,... được sản xuất không đảm bảo và đóng gói kín (ví dụ đồ hộp, can, lon, chai, lo, bao, túi, gói) cùng với môi trường bảo quản bên trong không đảm bảo dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ngoại độc tố gây ngộ độc.

Bộ Y tế cho biết, ngộ độc botulinum phổ biến ở thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngo độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng. Xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đung thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn.

Các bệnh viện, cơ sở y tế chẩn đoán xác định loại thực phẩm nghi ngờ là các loại thực phẩm nêu trên, thực phẩm không được nấu chín trước ăn hoặc đã nấu chín nhưng để lâu. Có 2 người trở lên cùng biểu hiện tương tự sau khi ăn, uống cùng một loại thực phẩm. Có thể gặp các trường hợp dơn độc hoặc riêng rẽ ở các nơi khác nhau. Thời gian khởi phát bệnh phổ biến 12-36 giờ sau ăn, phần lớn trong ngày đầu tiên, có thể trong khoảng 6 giờ đến 8 ngày sau ăn. Bệnh nhân không sốt (nếu không có nguyên nhân khác), huyết áp có thể tụt trong khi mạch/nhịp tim có xu hướng không nhanh; tiêu hóa: xuất hiện sớm, buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, sau đó liệt ruột cơ năng, táo bón.

Chức năng Thần kinh: liệt đối xứng hai bên, xuất phát từ vùng đầu mặt, cổ lan xuống chân: từ dây thần kinh so (sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, đau họng, khó nói, khó nuốt, khàn tiếng, khô miệng). Sau đó liệt tay, liệt các cơ vùng ngực, bụng và liệt hai chân. Phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất. Bệnh nhân tỉnh táo, đồng tử có thế giãn hai bên; Không có rối loạn cảm giác; Mức độ liệt: từ nhẹ (mệt mỏi, mỏi cơ tương tự suy nhược cơ thế, không làm được các động tác gắng sức bình thường) đến liệt nặng (ứ đong đờm rãi, ho khạc kém, dễ sặc, suy hô hấp ). Người bệnh có thể liệt hoàn toàn tất cả các cơ, kết hợp đồng tử giãn hai bên, đang thở máy dễ nhằm với hôn mê hoặc mất não...

Khi có bệnh nhân, các cơ sở y tế cấp cứu và hồi sức hô hấp là chính; dùng thuốc giải độc đặc hiệu khi có chỉ định... Ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum là ngộ độc nặng, tỷ lệ tử vong cao, thời gian liệt kéo dài. Thời gian thở máy cần trung bình khoảng 2 tháng sau đó mới có thể cai thở máy, tuy nhiên cần nhiều tháng để hồi phục. 

Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, những ngày gần đây có 35 bệnh nhân đến khám sau khi ăn Pate Minh Chay nhiều ngày. Trong đó, có 13 trường hợp có biểu hiện nghi ngộ độc nhẹ: mỏi, yếu cơ. Các trường hợp này được cho về theo dõi tại y tế cơ sở, triệu chứng do ngộ độc có thể giảm dần. Tuy nhiên, nếu diễn biến bất thường cần phải quay lại bệnh viện ngay. 2 bệnh nhân nặng sau khi dùng thuốc giải độc do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỗ trợ, nhập khẩu từ Thái Lan đã có những biểu hiện tiến triển.

Ngoài ra, có khoảng 10 bệnh nhân ngộ độc Botulinum nặng đang điều trị tại các bệnh viện ở TP.HCM, Đồng Nai chưa được dùng thuốc giải độc. Bộ Y tế và WHO đang tiếp tục khẩn trương làm thủ tục nhập 10 lọ thuốc giải độc cho các bệnh nhân này. Thuốc vẫn do WHO viện trợ từ kho dự trữ, có chi phí 8.000 USD/lọ.

Q.HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top