Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Quan tâm hơn nữa những di tích gắn với phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh

Thứ Hai 14/09/2020 | 11:45 GMT+7

VHO- Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Xô viết - Nghệ Tĩnh (12.9.1930 -12.9.2020), Sở VH&TT Nghệ An vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích Xô viết - Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

 Đình Võ Liệt, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương (Nghệ An), địa chỉ đỏ trong Phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh hiện xuống cấp nghiêm trọng

Các tham luận tại hội thảo đều thống nhất cho rằng, việc bảo tồn và phát huy các di tích thuộc hệ thống Xô viết - Nghệ Tĩnh đang tồn tại nhiều vấn đề như: sự xuống cấp nhanh chóng của các di tích, sự bất cập giữa yêu cầu chống xuống cấp và nguồn kinh phí được cấp; các di tích Xô viết - Nghệ Tĩnh xây dựng đã quá lâu, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không có nguồn thu công đức, nhiều di tích đã trở thành phế tích, đặc biệt là những di tích như đình, đền, nhà thờ họ... từng là trụ sở hoạt động của chính quyền Xô Viết, là địa điểm hoạt động của cơ sở Đảng những năm 1930 -1931. 
Trước đó, phóng viên Văn Hóa thăm lại những nơi từng là trụ sở hoạt động của chính quyền Xô viết và địa điểm hoạt động của Đảng thuở còn non trẻ, thật buồn khi chứng kiến nhiều di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng, một số đang được đầu tư, tu bổ, tôn tạo nhưng do không bố trí được nguồn vốn nên vẫn còn dang dở. Đình Võ Liệt ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương (Nghệ An) được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1988, là nơi ghi dấu sự ra đời của chính quyền Xô viết trong cao trào cách mạng 1930-1931 gần như đã bị lãng quên từ lâu, cỏ dại um tùm, trơ trọi, vắng lặng đến lạnh người. Để bảo vệ đình trước nguy cơ xuống cấp, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định 1940/QĐ.UBND-CN ngày 26.05.2008 về việc: “Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo và xây mới di tích lịch sử văn hóa đình Võ Liệt, huyện Thanh Chương”. Thế nhưng, dù đã bao năm trôi qua, đến nay việc trùng tu, tôn tạo đình Võ Liệt vẫn chưa thể hoàn thành hết các hạng mục. Được biết nguyên nhân quan trọng khiến cho công trình trùng tu tôn tạo phải dừng lại là do thiếu vốn. Điều này đã khiến cho tiến độ thực hiện công trình bị chậm lại. Trong lúc chờ vốn để hoàn thiện công trình thì những hạng mục đã hoàn thành lại tiếp tục xuống cấp. 
Rời đình Võ Liệt, chúng tôi đến đình Trung thuộc cụm di tích lịch sử làng Đỏ, phường Hưng Dũng (TP Vinh), nơi diễn ra các hoạt động đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trong phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh 1930-1931. Vào ngày 27.4.1930, lá cờ đỏ búa liềm đầu tiên được treo lên ở khu vực đình và đây cũng là nơi diễn ra cuộc đấu tranh của nhân dân với bọn hào lý để xóa bỏ chính quyền cũ và thành lập chính quyền Xô viết xã Yên Dũng Thượng vào ngày 30.8.1930. Mặc dù đã nhiều lần tu sửa, tôn tạo, tuy nhiên sự tàn phá của thời gian và thiên nhiên đã làm cho đình bị xuống cấp, hư hỏng nặng… Ông Nguyễn Sỹ Đàm, Phó Bí thư Đảng uỷ phường Hưng Dũng, TP Vinh cho biết: “Chứng kiến di tích đang dần bị bào mòn bởi thời gian, chúng tôi vô cùng xót xa. Lần mới đây nhất, vào năm 2015, đình được Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh quan tâm đầu tư tu sửa; tuy nhiên, việc sửa chữa này còn diễn ra với quy mô nhỏ lẻ như: thay một số kèo, lợp một số điểm ngói bị vỡ. Những gì đang làm chưa xứng đáng với công lao thế hệ cha ông tại mảnh đất này”. 
Trước thực trạng này, nếu không kịp thời tu bổ, tôn tạo, các di tích Xô viết - Nghệ Tĩnh sẽ có nguy cơ trở thành phế tích, bị chìm vào quên lãng, thế hệ sau sẽ không có cơ hội chứng kiến những chứng tích của một thời lịch sử hào hùng của dân tộc. Bàn về giải pháp, các ý kiến tại hội thảo đều thống nhất cho rằng: Bài toán khó là vốn để tu bổ nên phải bố trí nguồn kinh phí đúng trọng tâm, ưu tiên các di tích bị hư hỏng nặng; huy động xã hội hóa trong công tác bảo tồn, tôn tạo; phát huy giá trị hệ thống di tích Xô viết - Nghệ Tĩnh trong khai thác, kết nối các tour du lịch về nguồn bằng việc quan tâm nội dung trưng bày tại các di tích để thu hút du khách; đổi mới hình thức tuyên truyền, quảng bá về hệ thống di tích Xô viết - Nghệ Tĩnh; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để gắn các di tích Xô viết - Nghệ Tĩnh vào các tour du lịch về nguồn. 

 PHẠM NGÂN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top