Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Quảng Nam chủ động ứng phó bão số 5

Thứ Năm 17/09/2020 | 08:18 GMT+7

VHO- Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 5 (tên quốc tế là Noul) và tình hình mưa lũ, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn 5433/UBND-KTN yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó, sẵn sàng lực lượng cứu nạn cứu hộ trước cơn bão số 5.

Dự báo hướng đi của bão số 5- Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Chiều 16.9, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công văn 5433/UBND-KTN về việc chủ động ứng phó với bão số 5 (Noul).

Theo đó, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và tình hình mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động ứng phó kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Tổ chức triển khai các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân và các cơ quan đóng trên địa bàn tổ chức kiểm tra, chằng chống nhà cửa, trụ sở làm việc, kho tàng, các trường học, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, có các biện pháp bảo vệ trụ ăng ten, biển hiệu quảng cáo... đảm bảo an toàn; chặt tỉa cành cây, khai thông cống rãnh để hạn chế thiệt hại do mưa lũ.

Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi (bao gồm cả ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, hoạt động gần bờ) cho đến khi bão tan.

Các địa phương ven biển, cửa sông sẵn sàng phương án sơ tán dân cư khỏi các khu vực nguy hiểm khi có tình huống xấu do ảnh hưởng của bão. Hướng dẫn các tàu thuyền đã vào bờ hoặc vào khu neo đậu tránh bão trên địa bàn tổ chức sắp xếp neo đậu chắc chắn, an toàn nhằm tránh va đập do ảnh hưởng của gió bão; hướng dẫn di chuyển, gia cố đảm bảo an toàn các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản.

Tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở các vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các tuyến đường đi qua ngầm, tràn... để thực hiện các biện pháp cảnh báo (cắm biển báo, khoanh dây xác định khu vực nguy hiểm, bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn...) để nhân dân biết, chủ động phòng tránh, hạn chế đi lại. Chủ động phương án thực hiện sơ tán, di dời nhân dân đến nơi an toàn đối với những khu vực ngập sâu, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét.

Bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm, tràn; cương quyết không cho người, phương tiện đi qua những khu vực nguy hiểm, nơi dễ sạt lở đất.

Kiểm tra công tác dự trữ lương thực, các mặt hàng thiết yếu ở địa phương, nhất là ở những địa phương dễ bị cô lập, chia cắt do bão lũ.

Tập trung chỉ đạo thu hoạch lúa vụ hè thu năm 2020. Triển khai các phương án bảo vệ sản xuất, chủ động tiêu thoát nước đề phòng mưa lớn gây ngập úng.

Tổ chức kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du hồ chứa. Chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước thực hiện kiểm tra, quan trắc đập để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra; trong đó đặc biệt lưu ý đến các hồ chứa thủy lợi đã tích đầy nước,….

Quảng Nam kêu gọi tàu thuyền vào bờ tìm nơi trú ẩn, nghiêm cấm  ra khơi để phòng chống bão

UBND tỉnh yêu cầu yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi (bao gồm cả ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, hoạt động gần bờ) cho đến khi bão tan. Tiếp tục thông báo cho tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết diễn biến, hướng di chuyển và vị trí của bão để chủ động di chuyển vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn, không đi vào phạm vi ảnh hưởng hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Đối với các tàu thuyền đã vào bờ hoặc khu neo đậu để trú ẩn, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức sắp xếp, hướng dẫn ngư dân neo đậu chắc chắn, an toàn nhằm tránh va đập do ảnh hưởng của gió bão. Kiểm đếm tàu thuyền còn đang hoạt động ngoài khơi, thường xuyên báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Ngoài ra, giao Sở NN&PTNT phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và các địa phương ven biển hướng dẫn kỹ thuật neo đậu, sắp xếp tàu thuyền tại nơi tránh trú đảm bảo an toàn. Giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị như Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Thông tin và truyền thông, Sở VH-TT&DL ….Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện thực hiện các nhiệm vụ,  cứu nạn, cứu hộ nhân dân kịp thời khi có bão lũ; giúp các địa phương thực hiện công tác sơ tán dân khi có tình huống xấu xảy ra.

Các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện thực hiện trực ban 24/24 giờ. Kiểm tra, quan trắc đập, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố; theo dõi chặt chẽ diễn biến lượng mưa, mực nước các hồ chứa nước, thường xuyên báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên.

Các lực lượng cứu nạn cứu hộ duy trì lực lượng và phương tiện, sẵn sàng ứng phó khi có yêu cầu.

Tính đến chiều 16.9, theo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Nam, số tàu cá của Quảng Nam đang hoạt động trên biển là 553 tàu với 5.684 lao động, trong đó tàu hoạt động xa bờ 260 tàu/4.336 lao động, khu vực Hoàng Sa 130 tàu/1.354 lao động (100 tàu đang chạy vào bờ trú tránh, 10 tàu chạy xuống khu vực Trường Sa;…), khu vực Trường Sa 130 tàu/2.982 lao động, tàu hoạt động gần bờ 293 tàu/1.348 lao động. Các tàu cá này đã nhận được thông báo về diễn biến của bão và đang di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng.

Ngoài ra, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo các đài thông tin tìm kiếm cứu nạn thường xuyên phát các bản tin về diễn biến của bão số 5 để các phương tiện tàu cá chủ động phòng tránh, di chuyển; các đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thống kê, kiểm đếm số người, tàu thuyền, đặc biệt là tàu cá xa bờ. Đồng thời duy trì lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng tham gia trực chiến, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ khi có yêu cầu.

Được biết, UBND tỉnh Quảng Nam cũng vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019, 8 tháng đầu năm 2020 của tỉnh Quảng Nam. Báo cáo tại hội nghị cho biết, năm 2019, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như dông, lốc, sét, động đất, mưa lớn khiến cho 3 người bị thương, 04 nhà bị thiệt hại hoàn toàn; 32 nhà bị thiệt hại rất nặng; 73 nhà bị thiệt hại nặng, 08 phòng học bị hư hỏng, 645 ha lúa, 204 ha cây trồng lâu năm bị thiệt hại, khối lượng đất, đá bị sạt lở, bồi lấp khoảng 135.900 m3; 550m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng, …Ước tính tổng thiệt hại khoảng 38 tỷ đồng. Trong 8 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã có 04 cơn bão hoạt động trên biển Đông; trong đó các địa phương chịu ảnh hưởng hoàn lưu xa phía Tây Nam của hoàn lưu của bão số 2 (Bão Sinlaku), đã có mưa, mưa rào nhiều nơi. Có 05 đợt dông, lốc sét xảy ra trên địa bàn gây thiệt hại một số tài sản của nhân dân, làm chết 01 người. Xảy ra một trận động đất có độ lớn 2,8 độ Richte tại khu vực huyện Bắc Trà My vào ngày 17.2.2020…

K.CHI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top