Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Viết tiếp về chủ trương mặc áo dài ở Thừa Thiên Huế: “Sẽ lan tỏa như một trào lưu, xu thế...”

Thứ Hai 21/09/2020 | 11:27 GMT+7

VHO- “Khi mới vừa triển khai chủ trương này đương nhiên nó sẽ gặp những phản ứng đa chiều, trong đó có cả những ý kiến trái ngược. Tôi nghĩ điều đó là bình thường vì hiện vẫn còn nhiều người chưa nhận diện được một cách đầy đủ về giá trị áo dài nam truyền thống. Cách ứng xử khôn ngoan là vừa thực hiện, vừa thăm dò, đồng thời cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá sâu rộng với sự kiên trì…”.

Nam công chức Sở VHTT Thừa Thiên Huế trong trang phục áo dài ngũ thân

 PGS.TS.NSƯT, họa sĩ thiết kế mỹ thuật trang phục truyền thống ĐOÀN THỊ TÌNH đã nhấn mạnh điều này với Văn Hóa về chủ trương của Sở VHTT Thừa Thiên Huế quyết định chọn ngày thứ Hai đầu tiên hằng tháng là ngày cán bộ, nhân viên khối Văn phòng mặc áo dài truyền thống đi làm, trong đó nam giới mặc áo dài ngũ thân.

Có ý kiến cho rằng, mặc áo dài truyền thống, nhất là áo dài ngũ thân của nam giới rất vướng víu, không phù hợp với công sở. Bà có suy nghĩ gì về việc này?

-PGS.TS Đoàn Thị Tình: Tôi nghĩ rằng áo dài nói chung và áo dài ngũ thân dành cho nam giới không hề vướng víu và bất tiện như nhiều người áp đặt. Vấn đề ở đây chính là nhận thức của từng người, nếu suy nghĩ vốn có gì đó mặc cảm thì sẽ tự khắc không ưa áo dài, đặc biệt là áo dài ngũ thân của nam giới. Trong quan niệm của nhiều người hình ảnh chiếc áo dài ngũ thân của nam giới thường gắn với hình “quan phụ mẫu”, xã xệ, lý trưởng cường hào của một thời phong kiến. Đáng tiếc ở những nhân vật này chỉ là một con số nhỏ của xã hội lúc đó bởi áo dài ngũ thân đã gắn với tất cả các thành phần là nam giới qua nhiều thời kỳ lịch sử của nước ta.

Nếu nói thiết kế áo dài ngũ thân của nam giới rườm rà, phức tạp là chưa đúng vì trên thực tế có nhiều loại trang phục hiện nay cũng được thiết kế phức tạp hơn. Nam giới mặc com lê, thắt cà vạt còn nóng hơn là vận trên người một bộ áo dài ngũ thân. Nếu ai đó chưa tin điều này thì hãy cứ mặc thử một lần, rồi sau đó hãy đưa ra nhận xét. Ứng xử một cách thông minh với môi trường xung quanh bằng cách sáng tạo nên áo dài ngũ thân như thế thì còn lâu chúng ta mới bằng tiền nhân.

Bà ủng hộ việc làm của Sở VHTT Thừa Thiên Huế khi tổ chức cho cán bộ mặc áo dài vào thứ Hai đầu tiên hằng tháng?

- Việc chọn mặc trang phục áo dài sẽ phải tùy vào điều kiện và môi trường làm việc của từng cơ quan, từng ngành. Sở VHTT Thừa Thiên Huế quyết định chọn ngày thứ Hai đầu tiên hằng tháng là ngày cán bộ, nhân viên khối Văn phòng mặc áo dài truyền thống đi làm, trong đó nam giới mặc áo dài ngũ thân đi làm là một chủ trương rất đáng được khích lệ và tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương đó. Khi Huế đang xây dựng “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam” thì việc xây dựng lại nét đẹp văn hóa truyền thống từ việc lựa chọn áo dài truyền thống lịch lãm, trang nhã tại công sở là cách làm sáng tạo, thể hiện sự quyết tâm cao của các ngành chức năng nơi đây.

Cũng cần nói thêm, khi ngành Văn hóa Thừa Thiên Huế vừa triển khai chủ trương này thì đương nhiên nó sẽ gặp những phản ứng đa chiều, trong đó có cả những ý kiến trái ngược. Tôi nghĩ điều đó là bình thường vì hiện vẫn còn nhiều người chưa nhận diện được một cách đầy đủ về giá trị áo dài nam truyền thống. Cách ứng xử khôn ngoan là vừa thực hiện, vừa thăm dò, đồng thời Sở VHTT Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá sâu rộng với sự kiên trì… Qua đó cũng nên mở ra những kênh thu nhận những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng của các nhà nghiên cứu, thiết kế. Tôi nghĩ, khi được xã hội đồng thuận thì đến một lúc nào đó, cũng không xa lắm đâu, chủ trương này sẽ lan tỏa rộng khắp như một trào lưu, xu thế của anh em nam giới.

Có một điều cũng rất đáng chú ý nữa, việc nữ sinh mặc áo dài đồng phục vào thứ Hai đầu tuần, đầu tháng ở các trường học cũng là một việc làm hợp lý, nó không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn giúp cho các em ý thức hơn về nét đẹp văn hóa truyền thống. Mang trang phục áo dài các em sẽ trở nên dịu dàng hơn, điều tiết lời ăn, cử chỉ cho phù hợp với tính chất thanh lịch của tà áo dài. Đáng mừng là những năm gần đây nam giới, nhất là thanh niên lớp trẻ ở cả ba miền đã mặc áo dài xuất hiện ở các sự kiện, vai trò là chú rể ở ngày cưới, hay trong các dịp đầu xuân năm mới, trình diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa… Những cá nhân, tổ chức trân trọng giá trị truyền thống, yêu văn hóa dân tộc đã gia công cải tiến để áo dài nam ngày một lan truyền song hành cùng phát triển với áo dài của nữ giới.

 Là một nhà nghiên cứu, họa sĩ thiết kế trang phục bà có đánh giá cao những áo dài được thiết kế cách tân?

- Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử có những quy định khác nhau về thiết kế áo dài từ kiểu dáng, rộng, hẹp, dài, ngắn, thêu, vẽ hoa văn, chất liệu tơ lụa hay bông vải... nhưng cốt cách căn bản vẫn là áo hai thân, áo bốn thân, năm thân. Thiết kế kiểu dáng, chất liệu, hoa văn không phải là bất biến đối với áo dài. Tuy nhiên, một số người lạm dụng từ cải tiến để “sáng tạo”, thực chất chỉ là dùng những thủ pháp cắt xén, thêm bớt, lắp ghép tùy tiện không có ý tưởng gì cụ thể. Điều đáng tiếc là những sản phẩm này lại đang được một số dư luận hết lời ca ngợi, như là một sự khuyến khích những nhà thiết kế khác học tập, noi theo.

Ngay cả việc lấy những đường nét hoa văn họa tiết, màu sắc từ những mẫu hoa văn tiêu biểu của dân tộc, lấy từ các bộ trang phục của các dân tộc ít người, thực chất chỉ là những thể nghiệm về trang trí. Điều này dẫn tới chiếc áo dài ra đời với các nét vẽ, hình thêu “muôn màu, muôn vẻ” cầu kỳ, rối rắm, phi lý làm cho chiếc áo dài không những không được đề cao mà lại bị hạ thấp giá trị. Áo dài nam, áo dài nữ cũng cần có biên độ “giới tính” trong thiết kế sản phẩm may mặc để nâng lên những nét tinh tế, thanh lịch của tà áo dài truyền thống. 

Cách ứng xử khôn ngoan là vừa thực hiện, vừa thăm dò, đồng thời Sở VHTT Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá sâu rộng với sự kiên trì… Qua đó cũng nên mở ra những kênh thu nhận những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng của các nhà nghiên cứu, thiết kế. Tôi nghĩ, khi được xã hội đồng thuận thì đến một lúc nào đó, cũng không xa lắm đâu, chủ trương này sẽ lan tỏa rộng khắp như một trào lưu, xu thế của anh em nam giới.

 

 THÚY HIỀN (thực hiện)

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top