Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Sân khấu TP.HCM sau mùa dịch: Tưng bừng khởi động cho ngày trở lại

Thứ Hai 21/09/2020 | 11:34 GMT+7

VHO- Sau thời gian gián đoạn vì đợt bùng phát dịch Covid-19 lần hai, trong tháng 9 này, nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại TP.HCM đã khởi động trở lại. Đáng chú ý, một số nhà hát đã đầu tư vở diễn mới chất lượng với những thông điệp mang tính thời sự, đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng.

 Biểu diễn Hát Bội tại Đền thờ Vua Hùng

Đại diện các đơn vị biểu diễn cho biết đang nỗ lực đầu tư, tập luyện để thu hút khán giả, đồng thời, thông qua các vở được đầu tư mới, sẽ mở ra hướng chọn kịch bản, chọn phương pháp dàn dựng để các tác phẩm đạt chất lượng cao hơn, tiếp cận nhiều hơn với khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ.

Hát Bội tiếp tục diễn miễn phí ở Bảo tàng Lịch sử TP.HCM

Vào sáng qua 20.9, tại sân trước Đền thờ Vua Hùng (khuôn viên Thảo Cầm Viên - Bảo tàng Lịch sử TP.HCM), chương trình biểu diễn “Nghệ thuật Hát Bội” do Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP.HCM phối hợp Bảo tàng Lịch sử TP tổ chức đã khởi động trở lại. Các nghệ sĩ đã biểu diễn hai trích đoạn Hồ Nguyệt cô hóa cáo Cái chết Đỗ Thanh Nhân (trích vở Chất ngọc không tan). Ngoài ra, đến với chương trình, khán giả được xem trưng bày phục trang và một số mặt nạ tiêu biểu; giao lưu, trải nghiệm các trình thức độc đáo của nghệ thuật Hát Bội… Chương trình đưa Hát Bội vào biểu diễn miễn phí nhằm giới thiệu đến công chúng và du khách những nét độc đáo của loại hình nghệ thuật diễn xướng lâu đời, vừa tạo dựng một điểm hẹn sinh hoạt văn hóa cộng đồng có ý nghĩa, vừa góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, đậm bản sắc dân tộc.

Cùng với hoạt động nói trên, mới đây, Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP.HCM đã diễn báo cáo vở mới Vương Thúy Kiều (Yêng hùng và Mỹ nhân). Ông Võ Hồ Hoàng Vũ, Phó Giám đốc, quản lý điều hành Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP.HCM cho hay, vở Vương Thúy Kiều (Yêng hùng và Mỹ nhân) của tác giả NSƯT Hữu Danh và đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu được phóng tác theo Truyện Kiều của Nguyễn Du và bổn tuồng Kim Vân Kiều của Ngụy Khắc Đảng. Vở diễn dài 120 phút, xoay quanh cuộc gặp gỡ và tình yêu của hai nhân vật Từ Hải (do NSƯT Linh Hiền đóng) và Vương Thúy Kiều (NS Ngọc Giàu)… “Vở diễn được Nhà hát đầu tư công phu, kỹ lưỡng trong thời gian các sân khấu, nhà hát tạm nghỉ vì dịch Covid-19 thời gian qua. Đồng thời, Vương Thúy Kiều cũng là một trong khá ít tác phẩm mà Nhà hát xây dựng lấy cảm hứng từ chất liệu văn học, thay vì chất liệu lịch sử và các nhân vật lịch sử thường thấy như trước đây, nhằm tạo sự đa dạng, mới mẻ hơn. Hy vọng Truyện Kiều qua ngôn ngữ nghệ thuật Hát Bội sẽ tiếp cận gần gũi với công chúng”, ông Vũ chia sẻ. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại đêm báo cáo ra mắt, các nhà chuyên môn, cơ quan quản lý văn hóa và giới truyền thông đã đánh giá cao tác phẩm, dự kiến sẽ cho ra mắt công chúng trong thời gian sớm nhất.

Đưa thông điệp chống biến đổi khí hậu vào kịch rối thiếu nhi

Đặt trọng tâm vào việc đầu tư xây dựng kịch bản và hình thức biểu diễn kịch rối, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam đã thử nghiệm dàn dựng vở đầu tiên Công chúa Tóc mây. Vở diễn đã chính thức ra mắt khán giả vào cuối tuần qua tại Rạp Xiếc TP.HCM. Với thời lượng gần 60 phút, vở kịch rối Công chúa Tóc mây (kịch bản Bạch Quốc Khanh, đạo diễn ThS Hoàng Duẩn) kể về nàng công chúa có mái tóc như mây, do cha mẹ mất sớm cô phải tự mình cai quản vương quốc và chỉ có chú Cún con là bạn thân. Bằng thủ pháp dàn dựng tinh tế, áp dụng nhiều kỹ xảo tạo không gian biến hóa, vở kịch rối đã đáp ứng được niềm mong mỏi của khán giả khi hình thức dàn dựng hòa quyện với phần thiết kế ánh sáng và âm nhạc, tạo nên ngôn ngữ rối có sức sống.

Công chúa Tóc mây lấy bối cảnh xứ sở Thần tiên, thông qua hành trình của công chúa Tóc mây, hoàng tử Mắt to và bé Cún chống lại thế lực tà ác của mụ Phù thủy và đồng bọn gieo rắc dịch bệnh, thảm họa cho con người, những thông điệp về không xả rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu… được đưa vào kịch nhằm tạo nhận thức cho thiếu nhi cũng như nhắc nhở các bậc phụ huynh về ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống hằng ngày. “Vở kịch rối sẽ biểu diễn phục vụ khán giả vào thứ Sáu hằng tuần, đồng thời phối hợp các đơn vị để phục vụ cho khách du lịch tại Rạp Xiếc TP. Bên cạnh đó, vở cũng sẽ phối hợp với các nhà trường để biểu diễn phục vụ học sinh”, đạo diễn Hoàng Duẩn cho biết đây là kịch bản mà anh và ê-kip rất tâm huyết, bên cạnh tính giải trí, nghệ thuật phục vụ khán giả thì thông điệp về chống biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh cũng được lồng ghép xuyên suốt vở kịch, giúp học sinh hiểu hơn về tác hại của dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và cách phòng chống những thảm họa này.

Nhà hát Giao hưởng - Nhạc vũ kịch TP.HCM (HBSO) cũng sẽ trở với chương trình biểu diễn “Những trích đoạn nhạc kịch nổi tiếng” tại Nhà hát TP vào tối 26.9. Đêm diễn giới thiệu những tác phẩm và trích đoạn nổi tiếng nhất trong những vở nhạc kịch kinh điển thế giới, như: Thợ cạo thành Seville của nhà soạn nhạc Rossini; Vũ hội hóa trang của Verdi; Turandot của Puccini; Công chúa Gipsy của Emmerich Kalman; Romeo và Juliet của Gounod; Carmen của Bizet…\

 THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top