Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Hội An chống đỡ các di tích trong khu phố cổ trước mùa mưa bão

Thứ Hai 21/09/2020 | 11:56 GMT+7

VHO- Cuối tuần qua Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An (Trunng tâm) đã phải cùng với các địa phương, lực lượng triển khai công tác phòng, chống lụt bão cho các di tích trong khu phố cổ. Đặc biệt tập trung lực lượng gia cố, chống đỡ tại di tích chùa Cầu, biểu tượng của phố cổ Hội An.

 TP Hội An triển khai lực lượng thực hiện chống đỡ các di tích xuống cấp trong khu phố cổ phòng chống bão

Trung tâm cho biết, đơn vị đã tạm thời dùng gỗ để chống đỡ cho di tích này trước khi bão số 5 dự báo đổ bộ vào đất liền. Việc chống đỡ và các vị trí chống đỡ được khảo sát, tính toán rất kỹ với phương châm là chống đỡ để tăng thêm khả năng chịu lực, giúp di tích trụ vững, giảm nguy cơ cho di tích nếu mưa bão đổ bộ như dự báo. Công nhân sẽ dùng các thanh gỗ lớn đóng thành các thanh đỡ, đôn ngược lên các vị trí phần kết cấu chịu lực ở phần mái chùa Cầu. Trong quá trình chống đỡ sẽ không tác động vào bất kỳ vị trí nào.

Trước thời điểm dự báo bão số 5 đổ bộ vào đất liền, bên cạnh di tích chùa Cầu có hàng chục di tích nhà ở của người dân trong khu phố cổ thuộc diện xuống cấp, hư hỏng cũng được gia cố, chằng chống kỹ càng. Mạng lưới điện trong khu phố cổ cũng được xử lý gọn gàng. Nhiều cây xanh có nguy cơ gãy đổ, đe dọa đến các di tích cũng được cắt tỉa, thu gom. Để thực hiện công tác phòng chống lụt bão, di tích trong khu phố cổ trước mùa mưa bão năm 2020, Trung tâm đã đề nghị UBND 3 phường thuộc khu vực phố cổ Hội An cùng phối hợp lực lượng, triển khai thực hiện. Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm cho biết, trước đó đơn vị đã khảo sát tình hình các di tích xuống cấp trong Khu phố cổ. Qua khảo sát cho thấy, tổng số di tích xuống cấp là 34, trong đó có 9 công trình xuống cấp nghiêm trọng, 8 di tích xuống cấp nhẹ và 17 di tích xuống cấp nặng.

 Trung tâm QLBT DSVH Hội An khảo sát lên phương án bảo vệ di tích chùa Cầu trước diễn biến bão số 5

Hầu hết các di tích này hiện không có người sinh sống. Tình trạng hư hỏng tập trung ở những phần như hệ mái ngói âm dương bị dột, xuống cấp; kết cấu gỗ, đòn tay, rui lách, kèo, trính… bị hư hỏng, mối mọt xâm hại rất nặng. Một số di tích nhà trước 2 tầng đã từng chống đỡ nay không còn khả năng chống đỡ, cấu kiện gỗ xuống cấp nghiêm trọng; nhà sau lợp tôn chống dột, tu bổ nay cũng hư hỏng. Ngoài ra còn có 25 di tích được đề xuất chủ di tích tự thực hiện chống đỡ. Qua khảo sát thấy phần lớn các di tích hư hỏng, xuống cấp ở những vị trí như nếp nhà trước kết cấu gỗ, mái ngói âm dương bị dội dặm dọi lại nhiều lần, chắp vá; hệ kết cấu gỗ mái nếp nhà giữa hư hỏng nặng chống đỡ qua nhiều năm; nếp nhà sau bị hư dột mái nhà, cấu kiện gỗ mối mọt, cột, đà sàn, ván sàn, đòn tay rui lách,…. bị hư hại, mối mọt và đã từng nhiều lần tu bổ, chống đỡ,… Tùy theo tình trạng thực tế mà Trung tâm đưa ra đề xuất di dời cục bộ (tránh vị trí nguy hiểm), đề xuất chống đỡ,…

Ông Ngọc cũng cho biết, tiếp tục thông báo đến các chủ di tích, đặc biệt là các di tích xuống cấp đã có danh sách khảo sát trước mùa mưa bão 2020 có biện pháp chủ động kiểm tra, tự chống đỡ cho di tích của mình trước mùa mưa bão sắp đến. Đồng thời vận động chủ di tích chặt tỉa các cành cây nằm trong vườn nhà nhằm tránh ảnh hưởng đến di tích khi có bão xảy ra. Chủ động di dời đến nơi an toàn khi có bão lũ xảy ra, không sinh hoạt tại các vị trí nguy hiểm do di tích, nhà ở bị xuống cấp. Tiếp tục rà soát các di tích xuống cấp có nguy cơ sụp đổ trên địa bàn mình quản lý và thông báo cho Trung tâm để có kế hoạch khảo sát kịp thời có phương án chống đỡ cho di tích.

Trong trường hợp khẩn cấp, cần thiết có sự hỗ trợ về chuyên môn trong công tác chống đỡ, ứng cứu cho di tích thì liên hệ với Trung tâm để được phối hợp, hỗ trợ. Liên quan đến công tác cấp phép và giám sát tu bổ di tích nhà ở của nhân dân trong khu phố cổ, Trung tâm cho biết nhằm đáp ứng nhu cầu tu bổ, sửa chữa di tích nhà ở của người dân, góp phần bảo tồn các giá trị kiến trúc, cảnh quan trong Khu phố cổ, những tháng đầu năm, Trung tâm đã tiếp nhận 50 lượt hồ sơ xin phép sửa chữa, tu bổ di tích nhà ở của nhân dân, trong đó có 23 hồ sơ Khu vực I, 6 hồ sơ Khu vực IIA và 21 hồ sơ Khu vực IIB.

Hiện Trung tâm đã tham mưu UBND thành phố giải quyết cấp phép 36 hồ sơ, hướng dẫn trả lời bằng văn bản và gởi lại 4 hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép cho công dân, đang thụ lý 10 hồ sơ. 

  Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm cho biết, đơn vị vừa có buổi họp trực tuyến với đại diện Tổng cục Văn hóa Nhật Bản, giáo sư TomodA Hiromichi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Văn hóa Quốc tế, Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa về dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích chùa Cầu Hội An. Tại buổi họp, ông Ngọc đã báo cáo hiện trạng chùa Cầu và phương án thiết kế sơ bộ hiện tại. Phía Nhật Bản đã đề nghị Trung tâm chuyển các hồ sơ liên quan đến công tác tu bổ chùa Cầu để nghiên cứu và có phương án hỗ trợ thích hợp cho Hội An.

 

 KHÁNH CHI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top