Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Chấn hưng văn hóa đọc từ "Ánh sáng tri thức”

Thứ Tư 21/10/2020 | 11:22 GMT+7

VHO- Sau 6 năm triển khai thực hiện, hôm nay 21.10, Vụ Thư viện sẽ tiến hành tổng kết Đề án “Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, phục vụ học tập trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ VHTTDL. Hội nghị cũng nằm trong chuỗi hoạt động đẩy mạnh việc học tập suốt đời và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

 Dự án thư viện lưu động đa phương tiện “Ánh sáng tri thức” đã đến với người dân ở mọi vùng miền trên cả nước

 Theo đó, văn hóa đọc tại Việt Nam thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, thế nhưng, Đề án vẫn chưa thể giải quyết rốt ráo những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực thư viện nói chung. Phóng viên Văn Hóa đã có cuộc trao đổi với bà Vũ Dương Thúy Ngà (Vụ trưởng Vụ Thư viện) về vấn đề này.

P.V: Những năm qua, việc phát triển văn hóa đọc luôn được toàn xã hội quan tâm. Theo bà, việc thực hiện nghiêm túc Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” đã góp phần thúc đẩy phong trào đọc sách, hướng đến một xã hội học tập suốt đời ra sao?

- Bà Vũ Dương Thúy Ngà: Qua theo dõi và tổng hợp báo cáo từ các đơn vị, tôi khẳng định, việc thực hiện Đề án trên đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy phong trào đọc sách trong mọi tầng lớp nhân dân. Nhất là với thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn và những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đi cùng chương trình phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ VHTTDL đã ký kết và thực hiện phối hợp công tác với: Bộ GD&ĐT, Bộ Công an, Hội Người mù Việt Nam… để thúc đẩy các ngành, địa phương triển khai nhiều hoạt động cải thiện môi trường đọc, nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn; tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

Ngoài ra, nhiều dự án từ nguồn xã hội hóa do Bộ VHTTDL thực hiện với sự tham mưu và triển khai tích cực của Vụ Thư viện đã đem lại hiệu quả tốt, nâng cao năng lực phục vụ cho các thư viện công cộng. Trong đó, phải kể đến dự án trang bị xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện “Ánh sáng tri thức” cho 44 thư viện tỉnh/thành. Mỗi xe có 4.500 cuốn sách, 6- 10 máy tính, một máy chủ, phần mềm, tài liệu điện tử và sách nói phục vụ cho người khiếm thị.

Vụ Thư viện còn thiết lập kênh Cùng bạn đọc sách trên không gian mạng từ ngày 8.4 trong thời gian cả nước thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều thư viện, trường học đãsửdụng kênh này cho bạn đọc vàhọc sinh sửdụng một cách rất hiệu quả. Có thể nói, chính từ việc thực hiện nghiêm túc Đề án, các thư viện đã không ngừng nỗ lực đổi mới, phát huy hiệu quả để phục vụ cho người dân học tập suốt đời, khơi dậy niềm đam mê với sách.

Vậy để thực hiện thành công Đề án, mục tiêu nào đã được những người làm công tác thư viện đặt lên hàng đầu?

- Để thực hiện thành công Đề án, những người làm công tác thư viện đã đặt mục tiêu tổng thể lên hàng đầu. Đó là tăng cường tổ chức các hoạt động hướng dẫn thông tin chuyên đề, phục vụ học tập tại thư viện và ngoài thư viện phù hợp đối tượng người sử dụng ở từng vùng, miền, địa phương. Các thư viện chú trọng việc hình thành môi trường, tạo điều kiện cho bạn đọc được học tập thường xuyên. Từ đó khuyến khích nhu cầu, thói quen học tập suốt đời, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đồng thời, toàn hệ thống thư viện công cộng tập trung phấn đấu thực hiện hiệu quả nhất mục tiêu về số lượt người sử dụng thư viện công cộng hằng năm tăng bình quân 10%; tỷ lệ người dân trên địa bàn sử dụng thư viện phục vụ nhu cầu học tập, tìm hiểu kiến thức nâng cao hiểu biết đạt 10 - 15% số dân.

Có thể nói khi tổng kết, Đề án đã thật sự đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đúng với tên gọi. Song để thẳng thắn nhìn nhận, vẫn còn điều gì Đề án chưa thật sự thực hiện được thưa bà?

- Nghiêm túc mà nói, Đề án vẫn chưa thật sự được tất cả các địa phương quan tâm, đầu tư đúng mức. Một số địa phương đã triển khai tốt như Hà Nam, Yên Bái, Điện Biên, Đà Nẵng, TP.HCM… Tuy nhiên, cũng có nơi chỉ chú trọng đến một số mảng công tác. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án còn eo hẹp, phải lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ chính trị của địa phương nên chưa đạt hiệu quả cao. Nhận thức của lãnh đạo một số địa phương về vai trò của các thiết chế văn hóa đối với xã hội còn hạn chế.

Tôi lấy ví dụ điển hình với ngành thư viện. Trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, một số địa phương chưa nghiêm túc trong thực hiện yêu cầu và tinh thần của Nghị quyết 19-NQ/TW. Nghị quyết này mới chỉ nêu vấn đề kiện toàn, củng cố thư viện công cộng cấp huyện với các mô hình, thiết chế đã có. Việc thành lập mới chỉ được thực hiện tại các địa phương có nhu cầu và điều kiện cho phép. Thế nhưng, một số nơi đã sáp nhập thư viện với các thiết chế văn hóa khác không cùng chức năng. Trong khi đó, khi chúng ta đang tìm cách chấn hưng văn hóa đọc thì việc sáp nhập một cách cơ học như vậy sẽ gây xuống cấp môi trường đọc, ảnh hưởng đến việc học tập suốt đời của người dân. Văn hóa đọc của Việt Nam chưa phát triển như trên thế giới nay lại vì thế mà càng khó khăn hơn.

Đề án đã tổng kết, thực trạng thì vẫn còn. Vậy những người làm thư viện đã đề ra giải pháp gì để khắc phục thưa bà?

- Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và các cấp lãnh đạo địa phương. Hoạt động truyền thông cho việc học tập suốt đời của người dân tại thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ sẽ được triển khai theo hướng sáng tạo để đạt hiệu quả tốt nhất. Các thiết chế văn hóa, trong đó có thư viện sẽ không ngừng đổi mới phương thức phục vụ, tăng cường phối hợp và liên kết trong tổ chức hoạt động với bảo tàng, di tích, nhà văn hóa... tạo thành mạng lưới rộng khắp, có sức mạnh tổng hợp để đáp đứng nhu cầu của mọi đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên, người khiếm thị.

Xin cảm ơn bà!

 ĐÌNH TOÁN (thực hiện)

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top