Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Cần mở lối cho điện ảnh Việt

Thứ Hai 07/12/2020 | 11:17 GMT+7

VHO- Những năm gần đây, phim Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng ghi nhận về nội dung và chất lượng nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị thường điện ảnh. Tuy nhiên, để xây dựng một nền công nghiệp điện ảnh Việt phát triển hiện đại và đậm đà bản sắc, đáp ứng tốt nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân thì quả thật vẫn còn nhiều thách thức, cam go phía trước.

 Để điện ảnh Việt phát triển, việc sửa đổi Luật Điện ảnh hiện hành đã trở nên yêu cầu bức thiết

Tại buổi làm việc về Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về điện ảnh diễn ra mới đây tại Hà Nội, theo Bộ VHTTDL, Luật Điện ảnh và hệthống văn bản pháp quy quản lý hoạt động điện ảnh đã được ban hành đảm bảo công tác quản lývàđiều chỉnh được hầu hết các hoạt động điện ảnh, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào phát triển sựnghiệp điện ảnh dân tộc.

Tạo hành lang pháp lý phù hợp trong giai đoạn mới

Theo đó, sốlượng phim truyện chiếu rạp của Việt Nam từ năm 2014 đến nay đãđạt 36-40 phim truyện chiếu rạp/năm; hệ thống rạp phát triển mạnh, tính đến tháng 12.2019, cả nước có 204 cụm rạp với 1.050 phòng chiếu phim và hơn 148.500 ghế, doanh thu chiếu bóng đến cuối năm 2019 ước đạt hơn 4.000 tỉđồng. Hiện trong tổng sốcác phòng chiếu, số phòng chiếu thuộc thành phần kinh tếnhà nước chiếm gần 20%, thành phần tư nhân chiếm trên 80%, đạt chỉtiêu 30% sốbuổi chiếu phim truyện Việt Nam trên tổng số buổi chiếu phim tại rạp, bình quân xem phim đạt 0,47/người/năm tại rạp (lượt người). Đến tháng 9.2020 cả nước có 228 đội chiếu phim lưu động thuộc các Trung tâm (Công ty) Phát hành phim và Chiếu bóng địa phương, hằng năm chiếu phục vụ khoảng 50 nghìn buổi chiếu cho từ 9 - 11 triệu lượt người xem...

Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật, công nghệ và đất nước chuyển mạnh sang cơ chếkinh tếthị trường và hội nhập quốc tế, Luật Điện ảnh đãvà đang bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập, không phù hợp với thực tế: Một số quy định trong Luật chưa tương thích hoặc chồng chéo với các luật mới được ban hành, không phù hợp với thực tiễn, chưa theo kịp những tiến bộkhoa học vàcông nghệtrong sản xuất, phát hành vàphổbiến phim. Thêm nữa, sự thay đổi phương thức thương mại cùng nhiều cam kết quốc tếmà Việt Nam tham gia ký kết, các chính sách quản lý hiện nay trong hoạt động hợp tác quốc tếvề điện ảnh chưa thực sự thông thoáng…

Do đó, việc bổ sung, sửa đổi Luật Điện ảnh hiện hành đãtrở nên yêu cầu bức thiết. Đểthúc đẩy Điện ảnh Việt Nam phát triển bền vững, theo các nhà chuyên môn, cần tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam theo hướng hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng tốt nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; trong đó các yếu tốđiện ảnh tư nhân được khuyến khích phát triển lành mạnh theo quy luật thị trường, khu vực điện ảnh từng thuộc nhà nước nay đãcổ phần hóa hoặc chuyển đổi cơ cấu tổ chức có điều kiện tiếp tục phát triển...

Tháo gỡ rào cản cho điện ảnh phát triển

Theo nhiều chuyên gia, Nhà nước cần đưa ra những chính sách cụ thểvà khả thi nhằm phát triển điện ảnh Việt trong giai đoạn mới. Ông Nguyễn Văn Tân, Chánh văn phòng Hội Điện ảnh Việt Nam góp ý: Nhà nước cần xem xét thành lập và tạo nguồn tài chính cho Quỹ hỗ trợphát triển điện ảnh quốc gia hoạt động. Tuy nhiên, với mục đích góp phần phát triển điện ảnh dân tộc, cần tập trung dành nguồn lực tài chính của Quỹ cho những dự án làm phim có triển vọng đạt tới giá trị nội dung và nghệ thuật cao về đề tài lịch sử, bảo vệ phát huy những giá trị dân tộc truyền thống và những dự án phim nghệ thuật, phim “tác giả”, phim đầu tay... có sự tìm tòi làm phong phú ngôn ngữđiện ảnh. Trong khi chờ Quỹ hình thành, Luật nên mở rộng cho cả những dự án phim mang đề tài con người đương đại, tâm lý xãhội… vào phạm vi được ngân sách nhà nước hỗ trợđặt hàng đểcó thêm nguồn tác phẩm có khả năng ra quốc tế.

Đối với công tác phát hành, phổ biến phim, Luật cần có quy định cụ thể nhằm khôi phục và tăng cường hệ thống phát hành phim - chiếu bóng địa phương, đồng thời xử lý tình trạng các công ty điện ảnh nước ngoài hiện đang lấn lướt hoạt động phổ biến, phát hành phim tại Việt Nam bằng các cách thức cạnh tranh không lành mạnh.

TS Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam nhận định: “Hơn 60% phòng chiếu phim do các công ty nước ngoài nắm giữ, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong phát hành phim. Thực trạng này một phần là do hệ lụy từ quy định trong Luật Điện ảnh: Doanh nghiệp phải có rạp chiếu phim mới được nhập khẩu phim, điều này cần được sớm sửa đổi. Bên cạnh đó, hiện nay nhờ công nghệ hiện đại, việc phổ biến phim qua mạng internet ngày càng phát triển với sốlượng, thời lượng phim rất lớn, vượt xa các hình thức phổ biến phim khác, kểcả truyền hình, và đặc biệt, không xác định được biên giới lãnh thổ. Luật cần phân định rõ trách nhiệm quản lý phát hành phim trong môi trường sốhóa, trên mạng internet, phổ biến phim online và các phương tiện truyền thông...

Về hợp tác và hội nhập quốc tế, một trong những rào cản là chúng ta chưa có cơ chế thu hút đầu tư, khuyến khích sản xuất phim của các doanh nghiệp Việt Nam, ưu đãi đoàn làm phim nước ngoài quay phim tại Việt Nam. Trên thế giới, đây là công cụ chủ yếu để khuyến khích sản xuất phim trong nước, thu hút đoàn phim nước ngoài vào làm phim tại quốc gia hoặc tại địa phương, nhằm đạt được nguồn lợi từ việc cung cấp dịch vụ, đào tạo nhân lực điện ảnh, quảng bá hình ảnh đất nước, địa phương và thu hút khách du lịch... Luật cũng cần quy định cơ chế phối hợp giữa ngành điện ảnh với các ngành khác như truyền hình, du lịch, tài chính, thông tin truyền thông… để phát huy được tối đa thếmạnh của điện ảnh. 

 MINH KHANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top