Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

“Con đi chống dịch cho quê hương sớm bình yên”

Thứ Năm 18/02/2021 | 16:27 GMT+7

VHO-20h30 phút ngày 6.2 (tức 26 tháng Chạp), Ths.Bs Vương Xuân Toàn Toàn (Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai) nhận được tin nhắn từ lãnh đạo “Toàn về Hải Dương nhé”. Vậy là sau lần chi viện cho điểm nóng Đà Nẵng năm 2020, một lần nữa anh vào tâm dịch.

Bác sĩ Toàn một trong số ít những bác sĩ thuộc thế hệ 9X đã 2 lần được Bệnh viện Bạch Mai cử đi chi viện cho điểm nóng  là Đà Nẵng và Hải Dương, nhiệm vụ của anh là chiến đấu giành giật sự sống cho các bệnh nhân Covid-19. “Thông tin dịch bệnh từ Hải Dương vốn đã làm tôi thấp thỏm lo âu. Tôi đã luôn trong tâm thế sẵn sàng, nếu quê hương cần thì tôi sẵn sàng lên đường. Trước đó, ở Khoa Hồi sức tích cực cũng đã có thông báo rằng bất kỳ địa phương nào cần hỗ trợ, các bác sĩ hãy đăng ký để lên đường chi viện, tôi đã xung phong đầu tiên”, bác sĩ Toàn nhớ lại.

Bác sĩ Vương Xuân Toàn chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Hải Dương...

Chỉ có 1 giờ để chuẩn bị, người bác sĩ tuổi 9X đã có mặt tại Bệnh viện Bạch Mai để sẵn sàng lên đường. Trước khi đi, PGS.TS. Đào Xuân Cơ (Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) gọi điện dặn dò: “Cố gắng dồn hết tâm sức không để bệnh nhân nào tử vong”. Đến 23h15p bác sĩ Toàn cùng một chiếc máy thở oxy dòng cao (HFNC) có mặt ở Bệnh viện Dã chiến 2. Lúc này tại Bệnh viện  có hai bệnh nhân nặng đang được đề nghị chuyển lên phòng ICU (chăm sóc tích cực) và thiết lập hoạt động luôn trong đêm hôm đó. Không có thời gian nghỉ ngơi, chàng bác sĩ trẻ bắt tay ngay vào thăm khám và lắp máy thở cho bệnh nhân. “May mắn, bệnh nhân đáp ứng tốt với máy thở và sức khỏe ổn định lên từng ngày”.

Là người đã từng đồng hành cùng Đà Nẵng suốt quá trình gần 2 tháng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân nặng, thời kỳ đỉnh điểm có đến 12 ca tại khoa ICU, bác sĩ Toàn cho biết: “Dịch ở bùng phát ở Đà Nẵng và Hải Dương đều rất nhanh. Tuy nhiên, tại Đà Nẵng virus lan nhanh trong bệnh viện, đặc biệt lại là Khoa thận nhân tạo, các bệnh nhân tử vong trong đợt dịch đó đa phần đều mắc suy thận mạn và những bệnh nhân có bệnh lý nền nặng, tiên lượng xấu ngay từ đầu”.

Còn ở “chiến trường” Hải Dương, điều may mắn là ổ dịch tại Công ty Poyun đa phần người mắc là công nhân đều khỏe mạnh, ít bệnh lý nền, sức đề kháng tốt, khả năng diễn biến nặng thấp hơn so với Đà Nẵng. Ngoài ra, việc phát hiện nhanh giúp các bệnh nhân được điều trị và tiếp cận với phác đồ sớm. Tuy nhiên, đến đêm 29 Tết, một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, tim đập nhanh, huyết áp cao, khó thở và toàn thân tím tái. Nhận định sơ bộ tình hình, bác sĩ Toàn thấy bệnh nhân có triệu chứng giảm ô xy máu thầm lặng khiến diễn biến bệnh trở nặng nhanh hơn.

... và thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp về tình trạng bệnh nhân

Ngay lập tức, bác sĩ Toàn triển khai cho bệnh nhân thở máy. Sau khi bệnh nhân đã có đáp ứng với máy thở, ê-kíp nhanh chóng xin chỉ đạo của các chuyên gia đầu ngành. Họ đề nghị dùng tất cả các trang thiết bị vật tư có tại Bệnh viện dã chiến 2 để điều trị cho bệnh nhân. Ê-kíp đã tiến hành lọc máu liên tục cho bệnh nhân để loại bỏ bớt các chất độc trong máu đồng thời bổ sung thêm thầy thuốc để theo sát bệnh nhân liên tục. “Tôi đang điều trị theo những khuyến cáo của Bộ Y tế nhưng bệnh nhân diễn biến cực kỳ nhanh, buổi sáng chỉ có biểu hiện khó thở nhưng đến chiều chỉ số oxy trong máu trung bình chỉ còn 60%, so với 95% của người bình thường, đây là con số vô cùng thấp. Tôi và ê-kíp đã túc trực cùng bệnh nhân đến sáng sớm. Sau 6 tiếng cấp cứu, bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch, dần ổn định và đáp ứng tốt phác đồ điều trị”, bác sĩ Toàn nhớ lại “đêm trắng” 29 Tết.

Là người con của Hải Dương, nhà chỉ cách 15km, không nhớ nhà, nhớ người thân sao được. Bình thường, những bố mẹ chuẩn buổi chiều 30 Tết hằng năm, bác sĩ Toàn vẫn cùng bị cúng tất niên, rồi quây quần bên nhau xem Táo quân. Năm nay là năm đầu tiên anh ăn Tết xa nhà, hơn nữa mấy tháng rồi chưa về quê thăm bố mẹ. Khi vào Đà Nẵng, thời gian đầu mọi thứ chưa ổn định, bác sĩ Toàn không dám nói với bố mẹ. Sợ bố mẹ lo lắng, cho tới khi dịch bệnh ổn định, anh mới gọi về động viên gia đình: “Con ở trong này chống dịch, bố mẹ cứ an tâm vì có đồ bảo hộ an toàn, mọi người cùng chung tay sớm đẩy lùi dịch bệnh”.

Còn ở tâm dịch Hải Dương, ngay trên quê hương mình, lại trong những ngày Tết, bố mẹ muốn lên thăm cậu con trai út anh không đồng ý vì hiểu rằng bản thân mình là đối tượng nguy cơ, phải hạn chế tiếp xúc trong khi bố mẹ tuổi đã cao, nếu không may lây nhiễm thì rất đáng lo ngại. Anh chỉ biết an ủi để bố mẹ an tâm: “Con đi chống dịch, để quê hương sớm trở lại yên bình. Chúng ta sớm chiến thắng đại dịch”.

ANH VĂN – T.SƠN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top