Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Nguy cơ hình thành những điểm nóng Covid-19 mới

Thứ Hai 15/03/2021 | 11:00 GMT+7

VHO- Trong khi chiến dịch tiêm chủng vắcxin Covid-19 đang được thúc đẩy tại nhiều khu vực trên thế giới, thì tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều quốc gia.

 Nhiều bệnh viện tại Brazil quá tải vì bệnh nhân Covid-19 Ảnh: AFP

Số ca dương tính mới trên toàn cầu có xu hướng gia tăng trở lại và xuất hiện một số “điểm nóng” mới.

Vẫn diễn biến phức tạp

Hiện Brazil trở thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 11 triệu ca nhiễm, tăng thêm hơn 70.000 ca mắc mới mỗi ngày. Hầu hết bệnh viện tại các thành phố lớn của nước này đang gần chạm ngưỡng quá tải, trong đó các phòng chăm sóc tích cực điều trị bệnh nhân Covid-19 đang ở tình trạng báo động vì tỷ lệ bệnh nhân nằm điều trị lên tới 90 - 96%. Các nhà khoa học cảnh báo, thảm họa Covid-19 ở Brazil có thể khiến đại dịch kéo dài trên toàn thế giới. Người đứng đầu Cơ quan khẩn cấp của Tổ chức y tế thế giới Mike Ryan cho biết: “Chắc chắn tình hình ở Brazil đã trở nên tồi tệ hơn, với tỷ lệ mắc và tử vong do Covid-19 ngày càng tăng trên toàn quốc. Một nghịch lý là trong khi các nước thuộc khu vực Amazon đang chứng kiến tình hình được cải thiện, thì hệ thống y tế của Brazil lại đang bị đe dọa nghiêm trọng”.

Trong khi đó, tại khu vực Đông Nam Á, Philippines cũng đang trở thành “một điểm nóng” Covid-19 mới, khi chứng kiến sự gia tăng kỷ lục số ca mắc trong vài ngày qua. Chỉ trong ngày 13.3, nước này ghi nhận 5.000 ca mắc mới, mức cao nhất trong vòng gần 7 tháng qua và lần đầu tiên phát hiện trường hợp mắc Covid-19 do biến chủng P.1 có nguồn gốc từ Brazil. Theo các chuyên gia, sự lây lan đồng thời của cả 4 biến chủng mới được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Đáng chú ý, trong khi 3 biến thể tại Brazil, Anh và Nam Phi đều đã được chứng minh có khả năng “né tránh” các kháng thể của con người và làm giảm hiệu quả của một số loại vắcxin, thì một biến thể thứ 4 có nguồn gốc từ chính Philippines cũng đang lan rộng. Hiện đã có hơn 90 trường hợp mắc chủng địa phương này đang được theo dõi, theo giới chức Y tế Philippines, đây vẫn chưa phải là một biến thể đáng lo ngại, mặc dù các biểu hiện đột biến cho thấy nó có thể dễ lây truyền hơn so với chủng gốc.

Ở khu vực châu Âu, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp ở một số “điểm nóng”, trong đó Séc là quốc gia có tỷ lệ mắc Covid-19 cao nhất trong khối EU. Đáng nói là, số ca mắc Covid-19 phải nhập viện và trong tình trạng nghiêm trọng gia tăng, khiến các bệnh viện tại nước này đang đối mặt với nguy cơ thiếu giường bệnh và nhân viên y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế Séc cho biết, khó có khả năng nước này sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế và lệnh phong tỏa sau ngày 21.3 như dự kiến.

Trong khi đó, tại Đức, chuyên gia Y tế nước này cảnh báo không nên nới lỏng thêm nữa các biện pháp phong tỏa khi số ca mắc mới đang tăng mạnh và sẽ đạt đỉnh trở lại vào giữa tháng 4. Viện Robert Koch (RKI) dự đoán số ca nhiễm theo ngày có thể vượt quá 30.000 ca vào tuần bắt đầu từ ngày 12.4. Bên cạnh đó, tại Pháp số người bệnh phải điều trị tích cực đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 11.2020. Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, số ca mắc mới ghi nhận trong những ngày gần đây cũng ở mức cao nhất trong hai tháng qua.

Gia hạn giãn cách

Ngoài ra, tại Hàn Quốc, số ca nhiễm mới những ngày gần đây cũng đã ở mức cao nhất trong 3 tuần. Chính phủ nước này đã quyết định gia hạn thêm 2 tuần thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội hiện tại và lệnh cấm tụ tập riêng tư từ 5 người trở lên, trừ các thành viên trong cùng một gia đình. Trong khi tại Nhật Bản, số ca nhiễm Covid-19 tại khu vực thủ đô Tokyo cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại, khiến khả năng dỡ bỏ sắc lệnh tình trạng khẩn cấp vào ngày 21.3 theo kế hoạch phải cân nhắc kỹ hơn. Theo thống kê, từ cuối tháng 2, số ca nhiễm mới trung bình trong 7 ngày tại Tokyo dừng lại ở mức khoảng 200 ca, nhưng tới ngày 11.3, con số này đã vượt 300 ca trong hai ngày liên tiếp. Hiện Nhật Bản nói chung và Thủ đô Tokyo nói riêng đang chạy đua với thời gian nhằm kiểm soát số ca nhiễm và đẩy nhanh việc tiêm chủng vắcxin, để tích cực chuẩn bị đăng cai Thế vận hội Olympic từ ngày 23.7.

Theo WHO, một trong số những lý do khiến số ca bệnh tăng trở lại là chính phủ các nước đã nới lỏng các biện pháp y tế công cộng, cùng với sự hoành hành của các biến thể dễ lây nhiễm hơn và do mọi người chủ quan mất cảnh giác với đại dịch này. WHO cũng nhấn mạnh vai trò của vắcxin trong việc tạo ra miễn dịch cộng đồng, và các biện pháp y tế công cộng cơ bản vẫn là nền tảng của chiến dịch phòng chống Covid-19 trên toàn thế giới. 

 HẢI MINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top