Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Kỹ xảo câu view và nhiễm độc thông tin

Thứ Sáu 18/06/2021 | 11:48 GMT+7

VHO-Hãy thật bình tĩnh và khách quan để xem những biểu hiện lệch chuẩn văn hóa trong thời gian gần đây nó có căn nguyên từ đâu hay chỉ là sự “sụt lún” cục bộ ở từng khu vực?

Nếu nhìn bao quát ở tầng vĩ mô thì đất nước ta đang là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế, về chống dịch, về ổn định chính trị và có chỉ số hạnh phúc khá cao, điều đó chứng tỏ văn hóa không hề xuống cấp mà còn được nâng cao. Nhưng nếu lướt qua mạng Internet thì sẽ dễ dàng nhận ra những điểm sụt lún về văn hóa đang xuất hiện trên một số trang mạng xã hội. Gần đây, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) đã nêu khung hình phạt cho các hành vi phạm luật và phản văn hóa như: Vu cáo, xuyên tạc, bịa đặt, xúc phạm danh dự, phát ngôn tục tĩu...

 Thế nhưng nó vẫn xuất hiện nhan nhản hằng ngày, hằng giờ. Vậy tác hại của nó sẽ như thế nào?

Trước hết thuộc về lĩnh vực thực thi pháp luật, mặc dù đã có đủ cơ sở pháp lý như VTV1 đã nêu, đã có chứng cứ cụ thể hiện hữu ngay trên những dòng tít in đậm của một số trang mạng... nhưng việc xử phạt là quá ít so với số lượng vi phạm. Chính những từ ngữ phạm luật và phản văn hóa ấy là phương tiện và “kỹ xảo câu view” để kiếm “bộn” tiền từ cư dân mạng, nên người vi phạm dù biết mình đang vi phạm cũng không dễ từ bỏ. Có thể hình dung những trang mạng có chứa ngôn từ phạm luật và phản văn hóa ấy giống như những cây cần sa hay thuốc phiện được trồng trong vườn nhà riêng, không phải ai cũng có quyền cấm đoán hay nhổ bỏ, ngoài chính quyền và luật pháp...

Trên thực tế, những trang mạng độc hại ấy lại thu hút được số lượng view lớn hơn rất nhiều lần so với những trang bình thường khác? Bởi vì nó đã kích hoạt vào đúng một thuộc tính phổ biến nhất của con người là tính tò mò, muốn tìm hiểu cái mới, lạ, cái bất ngờ, cái “bí mật” của người khác... Thực tế, nhận thức của con người thường là “biết trước, chọn sau” nên khi thấy những tin giật gân, gây sốc là bấm ngay vào để xem. Nói theo cách của “thời chống Covid” cho dễ hiểu thì có thể ví các trang thông tin ấy hàm chứa lượng “độc tố văn hóa” rất cao - như F0; còn những người vào xem như F1, ai có “đề kháng văn hóa tốt” thì an toàn, ai yếu hơn thì sẽ nhiễm virus và lại trở thành F0...

Như vậy, không thể nói tất cả những người vào xem các trang mạng xấu đều yêu thích nó mà có lẽ phần nhiều vì tò mò và một phần cũng do nhu cầu giải trí của thời cách ly, giãn cách. Nhưng phải thừa nhận một thực tế là số lượng “F1 văn hóa” là khá nhiều nhưng không phải là tất cả đều bị “nhiễm độc thông tin”... Tuy nhiên, liệu trình “điều trị F0 văn hóa” phải từ việc thực thi pháp luật nghiêm minh và theo quy luật cung cầu - tức là khi lượng người vào xem giảm đến mức nào đó thì những thông tin độc hại sẽ không còn khả năng lây lan rộng hơn ra cộng đồng.

TS NGUYỄN HỮU NGUYÊN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top