Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Để vấn nạn in lậu sách không còn "đất sống"

Thứ Hai 05/07/2021 | 11:21 GMT+7

VHO-  Thời gian gần đây, các lực lượng chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều vụ sách giả với quy mô lớn. Có thể thấy, với công nghệ hiện đại, khép kín như hiện nay, mọi công đoạn của việc in lậu sách được tiến hành một cách nhanh gọn.

 Cần sự vào cuộc quyết liệt trong công tác phòng, chống in lậu sách Ảnh ITN

Bên cạnh đó, mức lãi “một vốn bốn lời” đang khiến sách lậu vẫn là một vấn nạn nhức nhối.

Khó khăn xử lý đối tượng sản xuất, tiêu thụ sách giả

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an mới đây đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Công an TP Hà Nội đồng loạt khám xét khẩn cấp 19 địa điểm, 2 văn phòng công ty, xưởng in, xưởng gia công và 15 kho hàng nằm rải rác trên địa bàn Hà Nội của Công ty CP in và văn hóa truyền thông Hà Nội và Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát (Hà Nội).

Qua đó thu giữ, niêm phong nhiều đồ vật, tài liệu, phương tiện có dấu hiệu phạm tội, gồm: 3 dây chuyền máy in Offset 4 màu và các loại máy cắt, xén, vào keo, vào bìa, gấp tay sách... Đáng chú ý, cơ quan chức năng còn thu giữ khoảng 2 triệu cuốn sách giáo khoa thành phẩm giả, nhiều phương tiện, sổ sách, chứng từ kế toán liên quan đến việc sản xuất, mua bán, tiêu thụ sách giả… Đây là đường dây sản xuất tiêu thụ sách giáo khoa giả với số lượng lớn nhất cả nước từ trước tới nay được phát hiện. Lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu cho biết, đối tượng tiêu thụ sách giả của đường dây này là một số nhà sách tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh… Điều tra cho thấy, lợi nhuận thu được thông qua bán sách giáo khoa giả của đường dây lên tới 50 tỉ đồng.

Trước đó, Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an Hà Nội phối hợp với các lực lượng có liên quan tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Thương mại bao bì Quang Minh ở phường Bồ Đề, Long Biên đã phát hiện và thu giữ hơn 3 đầu sách với số lượng khoảng 100.000 cuốn sách giả gồm: vở bài tập toán lớp 9, tập 1, tập 2; vở bài tập giáo dục công dân 7 tập 1 và 650 kg bán thành phẩm (vở bài tập giáo dục công dân 7 tập 1). Làm việc với cơ quan chức năng, công ty này chưa xuất trình được bất cứ giấy tờ liên quan nào về điều kiện hoạt động, gia công in ấn xuất bản phẩm và hồ sơ, tài liệu cũng như chứng minh nguồn gốc hợp pháp... Hồi đầu năm, Công an TP Hà Nội cũng phối hợp tiến hành kiểm tra ngôi nhà số 3, ngõ 89 Ngô Thì Sỹ và kho thuê ở Nhà văn hóa tổ dân phố 9 thuộc phường Vạn Phúc, Hà Đông. Tại đây cơ quan chức năng đã thu giữ khoảng 14 tấn sách giả, gồm các đầu sách của nhiều đơn vị như First News - Trí Việt, Alpha Books, NXB Trẻ, Nhã Nam…

Kiên quyết xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động in

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT&TT), trong những năm qua, hoạt động in lậu, in giả, in nối bản trái phép (gọi chung là in lậu) diễn ra với quy mô và tính chất ngày càng phức tạp. Khi đối tượng in lậu nắm bắt được nhu cầu của thị trường với một cuốn sách cụ thể, liền móc ngoặc với cơ sở in để in lậu.

Đáng lo ngại nhất là vì lợi nhuận cao, nhiều cơ sở dù không có giấy phép in xuất bản phẩm, nhưng vẫn tham gia in nhiều đầu sách theo sự móc ngoặc với đối tượng in lậu. Có nhiều vụ, các lực lượng chức năng thu hàng tấn sách lậu, nhưng để phát hiện ra nơi in sách lậu lại là một vấn đề hết sức khó khăn, bởi có sự móc ngoặc khá chặt chẽ và tinh vi giữa đối tượng chủ mưu, cầm đầu với cơ sở in. Bên cạnh đó, lợi dụng kẽ hở trong việc liên doanh, liên kết xuất bản giữa các tổ chức, cá nhân với nhà xuất bản, đối tượng cầm đầu, chủ mưu thực hiện hoặc móc nối với cán bộ của nhà xuất bản trong việc tiến hành các vụ in và phát hành sách lậu. Đáng chú ý, in lậu còn xảy ra trong cơ sở in bao bì, cơ sở đóng xén sách tư nhân. Cơ quan chức năng đã xử lý nhiều cơ sở in bao bì, cơ sở đóng xén tư nhân không có chức năng in sách đã tiếp tay cho đối tượng in lậu, nhất là ở các khu vực ngoại thành của các thành phố lớn. Các đối tượng in và phát hành sách lậu dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện in lậu và đối phó với sự kiểm tra, phát hiện của các cơ quan chức năng như: phân chia các công đoạn làm sách thực hiện ở những địa điểm khác nhau; sử dụng quyết định xuất bản đã hết hiệu lực để in, in sách vượt quá số lượng ghi trong quyết định xuất bản và in xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản của cơ quan có thẩm quyền...

Đối phó với sách giả, sách lậu, những năm gần đây, Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương và các Đội liên ngành phòng, chống in lậu địa phương ngày càng phối hợp chặt chẽ, có những cuộc thanh tra, kiểm tra các cơ sở in, cơ sở photocopy, qua đó phát hiện cơ sở vi phạm. Một số địa phương có kết quả nổi bật về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm những năm gần đây là Hà Nội, TP.HCM, Bình Định... Tuy nhiên, để công tác phòng, chống in lậu đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, góp phần tạo nên sự ổn định và phát triển chung của toàn ngành, đại diện Bộ TT&TT cho rằng, Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương cần đẩy mạnh công tác nắm bắt tình hình, diễn biến của các loại vi phạm pháp luật trong hoạt động in, kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin tới các Đội liên ngành và nghiên cứu, hình thành phương án phòng, chống in lậu hiệu quả. Ngoài tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các chủ thể tham gia hoạt động in, photocopy, phát hành, các Sở TT&TT, Đội liên ngành, Cục Quản lý thị trường ở địa phương và các cơ quan liên quan cũng cần đẩy mạnh công tác trinh sát địa bàn, nắm tình hình, diễn biến của các cơ sở in, tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động in, nhất là các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cần có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe để xử lý việc in lậu và kinh doanh các sản phẩm từ in lậu, bảo đảm đủ sức răn đe, tránh tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”. 

 Dịch và xuất bản bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên hậu thứ

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Trung tâm) vừa ký kết biên bản thỏa thuận với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư lưu trữ nhà nước) về việc phối hợp dịch thuật, xuất bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên hậu thứ. Theo đó, sẽ thống nhất dịch thuật 55 quyển Hội điển sự lệ tục biên hậu thứ bằng Hán văn, sau đó sẽ biên tập, hiệu chỉnh và xuất bản bộ sách này. Dự kiến thời gian thực hiện từ nay đến năm 2023. Bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên hậu thứ ghi chép nhiều chuyên mục của triều Nguyễn từ năm 1890 đến 1914, bao gồm: Tôn Nhân phủ, Phụ Chính phủ, Cơ Mật viện, Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Học bộ, Binh bộ, Hình bộ, Công bộ, Nội các, Quốc sử quán, Đô Sát viện, Quốc Tử giám, Hậu Bổ trường…

Bộ sách này sẽ đem lại nguồn tư liệu quan trọng về mọi mặt trong thể chế chính trị - xã hội của triều Nguyễn đương thời. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên hậu thứ cũng thể hiện sự kế thừa, tiếp nối làm rõ hơn “dòng chảy” lịch sử triều Nguyễn được ghi chép từ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chính biên (ghi chép từ 1802 đến 1851) - đã được Viện Sử học dịch, xuất bản năm 1993; và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên (ghi chép từ 1852 đến 1889) - được Trung tâm phối hợp với Viện Sử học dịch thuật, xuất bản năm 2012. Suốt 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có những đóng góp to lớn cho nền văn hiến của dân tộc; đã cho ra đời nhiều công trình lịch sử, văn hóa, địa chí, dân tộc học rất có giá trị, mà đến nay vẫn chưa được tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác hết. Một trong những bộ sách đặc biệt quan trọng, góp phần cung cấp nhiều thông tin liên quan đến bình diện của lịch sử xã hội triều Nguyễn thế kỷ XIX - XX, cũng như tạo lập các cơ sở, các căn cứ khoa học bổ trợ cho công tác nghiên cứu, trùng tu, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử của Quần thể Di tích Cố đô Huế ngày nay chính là Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. S.THÙY

MINH AN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top