Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Tăng mức xử phạt để răn đe: Cần nhưng chưa đủ

Thứ Tư 20/10/2021 | 09:57 GMT+7

VHO- Vừa qua, Bộ GTVT trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng. Đối với Nghị định XPVPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nhiều hành vi vi phạm được đề nghị điều chỉnh theo hướng tăng nặng mức xử phạt.

CSGT Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn

 Theo đó, dự thảo tăng mạnh mức xử phạt hành vi chở quá tải vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cụ thể, dự thảo nghị định quy định 3 mức vi phạm chở quá tải từ 10 - 20%, 20 - 50% và trên 50% thay vì 5 mức như hiện nay; nâng mức phạt từ 200.000 - 400.000 đồng lên 400.000 - 600.000 đồng với hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách với người đi môtô, xe máy. Tương tự, mức phạt này với người đi xe đạp máy, xe đạp điện cũng đề xuất tăng từ 100.000 - 200.000 đồng lên 400.000 - 600.000 đồng. Ngoài ra, hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định, quay đầu xe trên đường cao tốc mức phạt đề xuất nâng từ 6 - 8 triệu đồng lên 10 - 12 triệu đồng…

Việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định XPVPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt là cần thiết nhằm triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XPVPHC có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của các quy định xử phạt, không còn phù hợp với tình hình thực tế. Việc tăng mức xử phạt sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, việc tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm cần phải được đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ, đặc biệt là sự cần thiết trong việc tăng mức xử phạt. Ví dụ, việc tăng mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách với người đi môtô, xe máy, theo chúng tôi là chưa cần thiết, bởi hiện nay người tham gia giao thông đều chấp hành tốt việc này, những trường hợp vi phạm chỉ là cá biệt, thiếu ý thức hoặc cố ý vi phạm, việc tăng mức xử phạt sẽ không có tác dụng đối với đối tượng này.

Bên cạnh đó, việc tăng mức xử phạt ở một số hành vi vi phạm chưa hẳn là để răn đe, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật mà trái lại, có thể dẫn đến gia tăng tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, bảo kê, xin xỏ, mãi lộ hoặc cố tình né tránh, chống đối lực lượng chức năng. Do đó, cần chú trọng tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm như trong lĩnh vực kinh doanh vận tải; vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 và các hành vi vi phạm có nguy cơ trực tiếp gây ra tai nạn giao thông,…

Thực tế, một số hành vi vi phạm dù tăng mức xử phạt nhưng thời gian qua vẫn thực hiện chưa nghiêm, đó là hành vi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Tại thời điểm quy định có hiệu lực, lực lượng chức năng đã triển khai thi hành nghiêm túc, người vi phạm có ý thức chấp hành tốt nhưng một thời gian sau, việc thi hành chưa nghiêm là do số người vi phạm nhiều nhưng lực lượng xử phạt thì mỏng; trang thiết bị phục vụ đo nồng độ cồn còn hạn chế, bất cập; vẫn còn tình trạng nể nang, ngại va chạm và bỏ qua hành vi vi phạm của lực lượng chức năng; đồng thời, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tap, các lực lượng chức năng ưu tiên phòng, chống dịch và sợ làm lây lan dịch bệnh nếu đo nồng cồn nên hầu như rất ít khi xử phạt đối với hành vi vi phạm này.

Hiện nay, việc xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ chủ yếu là thông qua lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông; việc xử phạt nguội thông qua hình ảnh do camera ghi lại hoặc người dân cung cấp còn nhiều hạn chế do phát sinh những vướng mắc, bất cập. Mặt khác, người vi phạm thường có hành vi chống đối, né tránh, thông báo cho nhau những địa điểm có lực lượng cắm chốt làm nhiệm vụ hoặc đang đi tuần tra, cho nên, mặc dù hành vi vi phạm là phổ biến nhưng việc xử phạt là rất hạn chế.

Từ những phân tích trên cho thấy, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông không chỉ dựa vào việc tăng nặng mức xử phạt mà quan trọng nhất vẫn là việc thi hành pháp luật. Việc thi hành pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải được thi hành đồng bộ, kịp thời, hiệu quả, từ khâu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến việc xử lý hành vi vi phạm và thi hành quyết định XPVPHC. Lực lượng thực thi nhiệm vụ phải công tâm, khách quan, trách nhiệm trong việc xử lý; không có hành vi tiêu cực và không có vùng cấm trong việc xử lý,… Bên cạnh đó, cần áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong xử lý vi phạm như tăng cường xử phạt thông qua hình ảnh vi phạm do camera ghi lại hoặc do cá nhân, tổ chức cung cấp; khuyến khích người vi phạm nộp phạt thông qua Dịch vụ công trực tuyến và trả giấy tờ tạm giữ thông qua bưu điện; đặc biệt, là đơn giản hóa các thủ tục xử phạt, nhất là các thủ tục tạm giữ hoặc tịch thu phương tiện vi phạm,… 

ĐỖ VĂN NHÂN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top