Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Hy vọng nở trên những luống hoa mùa Tết

Thứ Tư 10/11/2021 | 10:30 GMT+7

VHO- Làng cúc nằm ở bờ Bắc sông Hà Thanh (TP Quy Nhơn, Bình Định) có gần 40 hộ sinh sống bằng nghề trồng hoa bán Tết. Dịch bệnh kéo dài nên năm nay một số hộ không xuống giống hoặc xuống giống ít hơn mọi năm, nhưng niềm hy vọng vào mùa hoa Tết vẫn hiện hữu, bởi người dân tin rằng, cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường và ngày Tết vẫn sẽ ngập tràn hương sắc của những đóa hoa rực rỡ.

Các nhà vườn chong đèn nhằm giúp cây phát triển nhanh, hướng thẳng

 Sau đợt áp thấp cuối tháng 10, cả làng chỉ còn khoảng 10 hộ trồng cúc để kịp bán vào dịp Tết Nhâm Dần 2022. Trong các khu vườn, những người thợ đang say sưa cắm cây tạo dáng cho các chậu cúc bung tròn như những mâm xôi xanh thẫm. Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Nguyễn Văn sống tại phường Thị Nại, TP Quy Nhơn tâm sự: “Tôi làm nghề cắm cây, tạo dáng cúc đã được 4 năm. Mỗi vụ hoa, các chủ vườn thuê tôi 3 lần vào tháng 10, tháng 11 và tháng Chạp âm lịch. Chắc có lẽ do quen việc nên tôi thường được chủ vườn khen cắm cây rất chuẩn và đẹp. Mỗi ngày tôi cắm khoảng 50-80 chậu, chủ vườn lo ăn và trả công 250 nghìn đồng”. Rồi ông Văn kể thêm, nghề trồng cúc bán Tết rất vất vả. Từ ngày xuống giống đến lúc có một chậu cúc hoàn chỉnh phải mất 6 tháng trời ròng rã. Khoảng tháng 6-7 âm lịch bắt đầu làm đất, tháng 8 xuống giống, giữa tháng Chạp là thời điểm thu hoạch hoa ra chợ bán.

Anh Huỳnh Tấn Lễ ở phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn cho biết: “Năm nay nghề trồng hoa cúc gặp nhiều khó khăn nên nhiều hộ đã phải tìm nghề khác để mưu sinh. Chưa kể, thời tiết diễn biến bất thường, đặc biệt do dịch, hạn chế vận chuyển nên giá nhiều loại vật tư đầu vào tăng rất cao. Một thiên cây giống giá 230 nghìn đồng, cao hơn mọi năm 40-50 nghìn đồng; còn phân bón cũng tăng gấp đôi. Điều chúng tôi lo lắng nhất là dù dịch Covid-19 dần được kiểm soát nhưng không biết có khó khăn về đầu ra hay không? Do vậy, chúng tôi đã giảm số lượng xuống giống khá nhiều. Mọi năm, tôi trồng cả 1.000 chậu thì nay chỉ còn 400…

Cây hoa cúc trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn lại cần chế độ chăm sóc riêng. Từ khi trồng đến một tuần tuổi là bắt đầu tưới nước, bón phân; 20 ngày tuổi bấm ngọn, chong đèn. Thời gian chong đèn kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, giúp cây phát triển nhanh, hướng thẳng. Trung tuần tháng 11 là cúc đơm nụ, các nhà vườn dặm cây con, cắm cọc tre để chậu cúc tròn đầy và nở hoa đúng Tết.

Một chủ vườn trồng cúc Tết tại khu tái định cư Đê Đông chia sẻ, xưa nay các chủ vườn sản xuất theo kiểu “lấy công làm lãi”, hạn chế thuê nhân công để tiết kiệm tối đa chi phí. Hiện các hộ đang tập trung toàn lực để chăm sóc cây vì muốn có sản phẩm tốt, trước hết cần có những chậu hoa đẹp, nở đúng thời điểm. “Vụ hoa cúc Tết năm nay chưa thể nói trước được điều gì, vì giờ sắp vào mùa mưa lũ. Chỉ cần ngập úng hay gió mạnh quật ngã chậu là sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, dễ bị khách hàng chê và khó bán”, chủ vườn này thổ lộ.

Ông Phan Mạnh Quỳnh (51 tuổi) phường Đống Đa, TP Quy Nhơn ngậm ngùi kể: “Nghề trồng hoa cúc vất vả lắm! Tôi có thâm niên hơn 20 năm trồng hoa ở đây nhưng chưa năm nào lo lắng như năm này. Trồng hoa cúc không có lãi nhiều như mọi người nghĩ. Những năm được mùa, giá bán ổn định từ 200 - 400 nghìn đồng/chậu trung, 700-900 nghìn đồng/chậu lớn, cao hơn 1 triệu đồng là chậu đại, nhưng tính ra tôi chỉ lãi từ 50-200 nghìn đồng/chậu. Tính toán thu chi, chỉ đủ công bỏ ra mà thôi”. Theo ông Quỳnh, người trồng cúc năm nay lo lắng về giá hoa năm nay khó tăng cao, trong khi chi phí đầu tư lại tăng lên từ 30-40%. Do đó, họ tính toán kế hoạch “buôn tận gốc, bán tận ngọn”, dù khó khăn cũng không buông bỏ, cố gắng bám trụ với nghề.

Trong câu chuyện với những thăng trầm của nghề trồng cúc Tết, chúng tôi vẫn nhận thấy niềm vui từ người dân, khi cả nước dần khống chế được dịch bệnh. Người trồng cúc tin rằng, cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới cũng là lúc họ sẽ tiếp tục gieo “hy vọng” vào mùa cúc Tết năm nay, dù có muộn hơn đôi chút thì không khí đoàn viên gia đình Tết Nhâm Dần vẫn ấm áp và không thể thiếu đi hương sắc của những loài hoa Xuân. 

PHAN HIẾU

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top