Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Hà Nội cần “đột phá” cách ly F1 tại nhà

Thứ Sáu 12/11/2021 | 09:32 GMT+7

VHO-Hiện nay, dịch Covid-19 tại Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, trung bình ghi nhận khoảng 100 ca/ngày, ngành y tế Hà Nội vẫn đang tiếp tục các biện pháp chống dịch là truy vết, cách ly, phong tỏa, tăng cường năng lực điều trị.

Hà Nội đã công bố dịch cấp độ 2 ở 30 quận, huyện, một vài phường, xã có dịch ở cấp độ 3. Nhưng chiến lược phòng dịch của Hà Nội hầu như không thay đổi, vẫn là cách ly tập trung và đưa F0 đi điều trị dù chỉ có triệu chứng nhẹ vì đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

Một gia đình có người cách ly y tế tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội)

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội bắt đầu có những phản ứng của người dân về đưa người tiếp xúc F1 đi cách ly tập trung, việc phong tỏa cả tòa nhà vì có F0, gây phiền phức cho người dân trong khi Chính phủ, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về công tác phòng chống dịch trong tình hình mới. Giải thích về vấn đề này, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết, TP vẫn đủ năng lực để điều trị cho F0 cũng như cách ly tập trung F1 nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng nên chưa có kế hoạch cách ly, điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến người dân cho rằng, có cụ già 80 tuổi cũng bị đưa đi cách ly tập trung, có người phàn nàn vào khu cách ly tập trung nhưng thiếu chăn, màn... phải chờ người nhà tiếp tế... gây bất tiện cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Theo nhận định của Tổ chức y tế thế giới (WHO), và các nước trên thế giới, tình hình dịch năm 2021 -2022 vẫn phức tạp, chưa thể kết thúc và chưa dự báo có biến chủng nữa không. Vì vậy các nước bắt đầu thay đổi biện pháp phòng chống dịch. Còn ở Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 1 toàn quốc độ bao phủ tương đối cao, đặc biệt các tỉnh miền Nam. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về “Thích ứng an toàn, linh hoạt để kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” được các địa phương, doanh nghiệp rất đồng tình ủng hộ. Theo Nghị quyết 128 các địa phương đã nới lỏng các hoạt động cũng như nới lỏng việc đi lại và chấp nhận không thể theo đuổi “Zero Covid”.

Bộ Y tế đã có hướng dẫn rất cụ thể cách phân biệt F0, F1, F2; đồng thời có hướng dẫn và điều kiện cụ thể để đối tượng F1 được cách ly tại nhà theo đúng quy định. Cụ thể, để cách ly F1 tại nhà phải đảm bảo đủ 4 điều kiện, trong đó người cách ly phải có hiểu biết; có cơ sở vật chất (có người chăm nuôi, cung cấp thực phẩm và phải có cam kết); phòng ở phải tách biệt, tốt nhất phải có cửa sổ mở thoáng; có hệ thống giám sát (y tế cơ sở, công an, tổ Covid cộng đồng); gắn camera để giám sát, nếu vi phạm thì xử phạt. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện khẩn cấp công cộng (Bộ Y tế) cho rằng, nguồn lây nhiễm vẫn đang tiềm ẩn trong cộng đồng, do đó số người có kết quả dương tính, nhiễm Covid-19 sẽ vẫn tăng lên, đồng thời số người tiếp xúc F1 sẽ tăng lên. Nếu thực hiện việc cách ly tại nhà sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Hơn nữa, cách ly tại nhà để người dân Hà Nội có ý thức cao trong việc bảo đảm an toàn khi cách ly tại nhà và tỷ lệ bao phủ vắc xin mũi 1 tại địa phương cao. Ngoài ra, hệ thống y tế cơ sở, tổ Covid-19 cộng đồng, tổ dân phố, chính quyền cấp cơ sở của TP Hà Nội được đánh giá là triển khai các hoạt động giám sát rất tốt. “Tôi cho rằng với việc liên tục bùng những ổ dịch nhỏ, chúng ta không thể cách ly tập trung mãi. Vì thế, việc cách ly tại nhà rất thuận tiện, cần thiết. Tuy nhiên trường hợp nào không đủ tiêu chuẩn về phòng ở thì vẫn cần đưa đi cách ly tập trung”, ông Phu nói.

TP HCM là một trong những địa phương đã trải qua điểm nóng dịch Covid-19 trong vài tháng qua với số mắc lên tới trên 5.000 ca bệnh, và đã nhanh chóng triển khai hình thức cách ly F1, điều trị F0 triệu chứng nhẹ tại nhà và kết quả cho thấy những hiệu quả trong phòng chống dịch đồng thời với phát triển kinh tế. Vì vậy, trong bối cảnh phòng chống dịch theo phương châm “linh hoạt, thích ứng” tại Nghị quyết 128/NĐ-CP của Chính phủ thì Hà Nội cần những quyết sách đột phá trong phòng chống dịch là cách ly F1, điều trị F0 triệu chứng nhẹ tại nhà thay vì đuổi theo truy vết, cách ly như trước đây để tập trung vào những công tác phòng dịch trong tình hình mới như triển khai tốc độ tiêm vắc xin, nâng cao năng lực điều trị… “Hà Nội phải làm thí điểm mới thấy bất cập ở đâu để khắc phục”, một chuyên gia nêu rõ.

NGUYỄN THẾ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top