Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Giữ gìn nghề trồng chàm nhuộm vải của người Xuồng ở Thăm Noong

Thứ Hai 15/11/2021 | 09:36 GMT+7

VHO- Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay nghề trồng cây chàm nhuộm vải của người Xuồng tại xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc vẫn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là một nghề truyền thống đem lại giá trị kinh tế mà còn góp phần khai thác, phát huy tốt các tiềm năng thế mạnh của địa phương, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII.

Người dân thôn Thăm Nong xã Tát Ngà tiến hành công đoạn nhuộm vải

Cùng với sự phát triển chung của xã hội, đã có một khoảng thời gian dài, nghề trồng cây chàm nhuộm vải của người Xuồng thôn Thăm Noong xã Tát Ngà đứng trước nguy cơ bị mai một. Thế nhưng, chính nét sinh hoạt thường ngày riêng có của người dân nơi đây đã mang lại một sắc màu  mới cho nghề thủ công truyền thống này. Hiện nay, toàn thôn có 87 hộ thì 37 hộ là người Xuồng còn lại là người Mông, nhiều năm trước chỉ có 7-10 hộ lưu giữ nghề trồng cây chàm phục vụ nhuộm vải. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền cũng như nhận thấy hiệu quả kinh tế mà nghề truyền thống từ xa xưa để lại nên đến nay cả 37 hộ người Xuồng đều trồng chàm nhuộm vải. Từ nghề nhuộm chàm, nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập ổn định vừa cải thiện đời sống gia đình. Trung bình từ nghề này, mỗi hộ cho thu nhập ổn định từ 60-70 triệu đồng/năm, để duy trì nghề từ 17ha cây chàm lưu gốc đến nay toàn thôn đã mở rộng được trên 26ha cây nguyên liệu phục vụ nhuộm vải. Chị Nùng Thị Kêu, thôn Thăm Noong xã Tát Ngà một trong những gia đình đi đầu trong việc duy trì và phát triển nghề trồng chàm nhuộm vải phấn khởi chia sẻ:

Hàng năm, vào thời điểm tháng 5 người dân trong thôn lại bắt đầu cắt tỉa và trồng dặm cây chàm, sau một năm chăm sóc khi cây đã trưởng thành sẽ được cắt cành, lá về để ngâm lấy nước pha với vôi trắng rồi tiến hành nhuộm vải. Tấm vải đạt chuẩn được đem đi phơi khi chuyển từ màu trắng sang màu xanh tím than đậm, có hương thơm đặc trưng. Những vuông vải thành phẩm sau khi được nhuộm kỹ lưỡng sẽ được các tiểu thương người dao, người mông thu mua để may ra những bộ quần áo đặc trưng từng dân tộc đem ra thị trường tiêu thụ. Các vuông vải được nhuộm cũng có nhiều chất lượng, loại giá khác nhau rẻ thì 500-600 nghìn/24 vuông, đến loại cao cấp 6-8 triệu đồng/24 vuông. Mỗi vuông vải hiện nay được người Xuồng quy định dài từ 70-80cm. Bà Phùng Mẩy Liều, xã Sủng Máng cho biết: Mỗi tuần gia đình đều phải mua từ 92-94 vuông vải đã được nhuộm của người dân thôn Thăm Nong. Vải ở đây chất lượng rất tốt, về may ra những bộ quần áo đem đi các chợ phiên phục vụ đồng bào. May đến đâu bán hết đến đó nhờ đó mà thu nhập của chúng tôi cũng khá ổn định.

Diện tích cây chàm trong thôn Thăm Noong đã được mở rộng lên 26ha

Nghề trồng chàm nhuộm vải là một nghề thủ công được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Người già trong thôn thường xuyên hướng dẫn cho con cháu trong gia đình giữ gìn truyền thống của dân tộc mình. Và mới đây Hội Nông dân xã Tát Ngà đã quyết định tập hợp bà con lại để thành lập Chi hội nghề nghiệp trồng chàm nhuộm vải thôn Thăm Noong hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, công khai thảo luận và thống nhất hành động với mong muốn giúp đỡ, cùng hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Bà Nùng Thị Mình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tát Ngà cho biết: Việc xây dựng chi hội tạo các yếu tố tiền đề để thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Tới đây Hội cũng sẽ tích cực tuyên truyền để các thôn, bản khác đến học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trồng chàm tạo vùng nguyên liệu lớn cung cấp cho nhân dân. Đồng thời, hỗ trợ, kết nối, quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống của bà con trong thôn Thăm Noong để nhiều người cùng biết đến.

Đến Thăm Noong những ngày này chúng ta có thể cảm nhận bộ mặt nông thôn ở đây đã thay đổi rõ rệt. Nhiều ngôi nhà tạm bợ trước đây được thay thế bằng những ngôi nhà xây khang trang, kiên cố. Các hộ dân cho biết, kinh phí xây dựng hầu hết cũng được tích góp từ việc trồng chàm nhuộm vải. Đây cũng là nền tảng quan trọng để xã Tát Ngà trong tương lai sẽ phát triển loại hình du lịch trải nghiệm nghề truyền thống kết hợp tìm hiểu văn hóa đặc sắc của dân tộc Xuồng. Mục tiêu phát triển hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cũng đang là một hướng đi bền vững trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Bài, ảnh: MINH ĐỨC

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top