Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Rất đáng lo khi lĩnh BHXH một lần để có “tiền tươi”

Thứ Sáu 03/12/2021 | 10:02 GMT+7

VHO- Cuối năm là thời điểm nhu cầu chi phí cho gia đình tăng cao, trong khi nhiều người bị ngừng việc, không có việc làm… trong nhiều tháng qua vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Để không phải đi vay, hoặc vay nặng lãi, nhiều người chọn phương án lĩnh BHXH một lần.

 Nhiều lao động trẻ chọn lĩnh BHXH một lần mà không biết bị nhiều thiệt thòi

 Điều này khiến 10 tháng đầu năm 2021 người lao động (NLĐ) lĩnh BHXH một lần tăng gần bằng cả năm 2020.

S ngưi lĩnh BHXH mt lần tăng hơn 5%

Chị N.H.N (Thanh Trì, Hà Nội) vừa hoàn thành hồ sơ nhận BHXH một lần, với số tiền được nhận là 119.000.000 đồng cho 12 năm 10 tháng đóng BHXH. Chị N là giáo viên của một trường mầm non tư thục có vốn đầu tư nước ngoài, bị đóng cửa gần một năm nay do dịch Covid-19 khiến trường đóng cửa và chị cũng không có việc làm từ đó.

Do vậy, chị quyết định rút BHXH một lần để có tiền chi tiêu cho gia đình. Chị N chia sẻ, năm nay chị 39 tuổi, nếu đóng thêm 2 năm 2 tháng nữa để đủ 15 năm nhận lương hưu tối tiểu 45% thì chị vẫn còn thiếu 10 năm mới đủ tuổi hưởng lương hưu. Về hưu trước tuổi thì bị trừ thêm 2% mỗi năm nên chị chỉ được hưởng khoảng 25%. Nếu muốn hưởng đủ mức tối đa là 75% thì chị phải đóng BHXH thêm 14 năm và đủ 59 tuổi để về hưu. “Thời gian dài quá, và hiện nay ở tuổi này tôi không còn dự định quay lại làm giáo viên mầm non nữa, nên sau nhiều đắn đo tôi quyết định rút BHXH một lần”, chị N nói.

Cũng quyết định nhận BHXH một lần sau hơn một năm nghỉ việc vì ảnh hưởng của dịch, anh Nguyễn Văn Hải (Hà Nam) cho biết: “Tôi làm công nhân tại một công ty giày da, đóng bảo hiểm cũng đã 18 năm. Làm việc thời gian dài trong môi trường khá khắc nghiệt, sức khỏe tôi kém đi rất nhiều nên không biết có đủ sức để đóng BHXH thêm 20 năm nữa không?”. Anh Hải cũng cho hay, ở công ty anh làm việc cũng có khá nhiều công nhân trẻ xin nghỉ việc và lựa chọn việc nhận BHXH một lần. Theo thống kê của BHXH Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm tỷ lệ người lĩnh BHXH một lần đều tăng. Nhưng tính đến hết tháng 10.2021, cả nước có hơn 700.000 người rút BHXH một lần (gần bằng cả năm 2020 là 761.081 người), tăng gấp 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Đỗ Ngọc Thọ, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam cho biết, số lượng NLĐ hưởng BHXH một lần trong thời gian qua tập trung chủ yếu ở đối tượng đóng BHXH do người sử dụng lao động quyết định (ngoài Nhà nước) với 90,74%, sau đó là đối tượng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với 8,04% và thấp nhất là đối tượng tự nguyện chiếm 1,22%. “Đời sống khó khăn do dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều NLĐ đã đề nghị hưởng BHXH một lần để có một khoản tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống; đồng thời, một số ít người vì lợi ích trước mắt, muốn rút BHXH một lần để có luôn một khoản “tiền tươi”... Thực trạng đó khiến số NLĐ nghỉ hưởng BHXH một lần, đặc biệt vào thời gian gần đây tăng lên nhanh chóng. Đây là thực tế rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội”, ông Đỗ Ngọc Thọ nói.

Lĩnh BHXH mt ln thit thòi nhiu hơn

Theo quy định hiện hành, tổng mức đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất là 22% mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ. Trong đó, NLĐ đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%, tổng mức đóng vào quỹ BHXH hằng năm bằng 2,64 tháng lương. Nếu NLĐ hưởng BHXH một lần thì mức hưởng mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014 và bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Như vậy, nếu lĩnh BHXH một lần, NLĐ sẽ mất đi khoảng 1,14 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 và khoảng 0,64 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH sau năm 2014.

Nếu quyền lợi được đặt lên “bàn cân” thì chính sách BHXH đem lại cho NLĐ những lợi ích mà không có khoản tiết kiệm nào có thể so sánh được. Hiện tại, đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, mức đóng vào quỹ BHXH bằng 25% mức tiền lương hằng tháng của NLĐ, trong đó NLĐ đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 17%. Ví dụ, nếu tiền lương của NLĐ là 5 triệu/tháng thì quỹ BHXH thu 1.250.000 đồng. Trong đó, NLĐ đóng 400.000 đồng (32% tổng quỹ), người sử dụng lao động đóng 850.000 đồng (68% tổng quỹ). Vì vậy, khi tham gia BHXH với việc bỏ ra số tiền 8% tiền lương hằng tháng (32% tổng quỹ), NLĐ được hưởng những lợi ích từ nguồn quỹ này bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Và chỉ tính riêng mức lương hưu tối đa, NLĐ nhận được với mức tiền lương đóng 5 triệu đồng/tháng là 3.750.000 đồng/tháng cũng đã lớn hơn rất nhiều số tiền mà NLĐ phải bỏ ra là 400.000 đồng/tháng.

Với NLĐ tự do, khi tham gia BHXH tự nguyện, NLĐ được lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện của mình, mức thấp nhất bằng chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng). Như vậy, với tỷ lệ đóng hằng tháng 22%, thì số tiền đóng mỗi tháng tương đương với 138.600 đồng (nhà nước đã hỗ trợ 10%), nhưng tỷ lệ hưởng lương hưu khi đến tuổi có thể đạt đến 75% bình quân mức đóng. Ngoài ra, người hưởng lương hưu còn được cấp thẻ BHYT có mức hưởng 95% khi khám chữa bệnh đúng tuyến. Bên cạnh đó, người thân, người chăm lo cho người tham gia BHXH còn được hưởng chế độ tuất khi người tham gia BHXH qua đời.

Cách hữu hiệu nhất để có tuổi già an yên, không phụ thuộc vào con cháu là có nguồn tài chính ổn định qua lương hưu hằng tháng khi về già, được cấp thẻ BHYT để chăm sóc sức khỏe trong suốt thời gian hưởng lương hưu. Muốn vậy, NLĐ hãy tích lũy, tham gia BHXH ngay khi còn trẻ. Nếu ở thời điểm khó khăn không thể đóng tiếp BHXH, NLĐ có quyền bảo lưu và sau đó đóng tiếp (bằng cách tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện) để đủ điều kiện nhận lương hưu và được cấp thẻ BHYT giúp chăm sóc sức khỏe khi về già. 

 Đời sống khó khăn do dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều NLĐ đã đề nghị hưởng BHXH một lần để có một khoản tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống; đồng thời, một số ít người vì lợi ích trước mắt, muốn rút BHXH một lần để có luôn một khoản “tiền tươi”... Thực trạng đó khiến số NLĐ nghỉ hưởng BHXH một lần, đặc biệt vào thời gian gần đây tăng lên nhanh chóng. Đây là thực tế rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội.

(Ông ĐỖ NGỌC THỌ, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam)

 

QUNH HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top