Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Trường học lại chuyển trạng thái...

Thứ Hai 28/03/2022 | 10:51 GMT+7

VHO- Cùng với mức độ dịch bệnh đang giảm ở nhiều địa phương, các trường học trong tuần cuối cùng của tháng 3 cũng một lần nữa chuyển trạng thái sang chủ yếu dạy và học trực tiếp.

 Cán bộ, nhân viên trường Wellspring (HN) túc trực tại cổng trường để tiến hành đo thân nhiệt cho học sinh  

 Hà Nội: Trên 90% học sinh trở lại học trực tiếp

Theo số liệu của nhiều trường THCS và THPT trên địa bàn Hà Nội, từ ngày 28.3, đa số học sinh từ lớp 7-12 đã trở lại trường. Thầy Nguyễn Xuân Khang, hiệu trưởng trường THCS&THPT Marie Curie cho biết: “Một tháng trước (26.2), trường tôi chỉ có 43% học sinh đến trường; số học sinh còn lại và 24 cán bộ giáo viên phải dạy và học trực tuyến do là F0, F1. Nhưng sau một tháng (ngày 26.3), học sinh toàn trường đi học trực tiếp chiếm 94%, chỉ còn 6% số học sinh và 2 giáo viên phải ở nhà. Điều đó cho thấy dịch đã qua đỉnh và đang giảm, tuần cuối tháng 3 và sang tháng 4 tình hình chắc sẽ khả quan hơn”, thầy Khang nhận xét và cho biết, trường đang tranh thủ “cơ hội vàng” để củng cố kiến thức cho học sinh, triển khai nhiều hoạt động chưa làm được trong thời gian phải đóng cửa.

Tương tự, nhiều trường khác như THCS&THPT Lomonoxop, THCS Chu Văn An, THPT Yên Hòa… đã có từ 80-90% số học sinh đi học trực tiếp. Theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các trường bậc THCS và THPT tại Hà Nội được quyền chủ động trong việc tổ chức dạy học tùy theo tình hình thực tế, đảm bảo an toàn phòng dịch, kiểm soát và xử lý kịp thời các ca nhiễm không để lây lan trên diện rộng. Các trường đang gấp rút chuẩn bị điều kiện, dự kiến tổ chức bán trú vào tháng 4.2022. Về việc này, UBND TP Hà Nội cũng giao cho Sở GD&ĐT Hà Nội hướng dẫn các trường học đảm bảo điều kiện thì tổ chức bán trú trên cơ sở đồng thuận của phụ huynh học sinh.

Trong gần 2 tháng, kể từ sau Tết Nguyên đán, Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về ca lây nhiễm Covid-19 và cũng là nơi trường học chao đảo nhiều nhất khi mở cửa vào giữa đỉnh dịch. Có thời điểm 50-80% học sinh THPT phải quay lại học trực tuyến vì dịch lây lan mạnh. Đây cũng là thời điểm các trường thích ứng sâu hơn với mô hình lớp học “on-off” (vừa trực tuyến vừa trực tiếp). Trong đó có những lớp học sinh chia 2 nhóm trực tiếp và trực tuyến, có lớp 100% học sinh học trực tiếp nhưng giáo viên phải dạy trực tuyến vì bị F0, có trường hợp giáo viên dạy trực tiếp trên lớp cho 100% học sinh học trực tuyến...

Việc thay đổi liên tục trạng thái dạy và học khiến cho tâm lý học sinh không ổn định, chất lượng sụt giảm. “Sẽ phải kiểm tra chất lượng, phân loại những học sinh bị đuối để có biện pháp hỗ trợ, phụ đạo. Trường cũng có kế hoạch tăng cường ôn tập cho học sinh lớp 9 để các em chuẩn bị thi vượt cấp”, thầy Đặng Việt Hà, Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An cho biết.

Tận dụng giá trị tích cực của các hình thức dạy học

Mặc dù tình hình đã khả quan hơn để học sinh trở lại trường học trực tiếp, nhưng nhiều trường phải duy trì lớp học “on-off” vì vẫn còn những học sinh là F0, F1. Theo thầy Đặng Việt Hà, mặc dù hình thức này không mấy hiệu quả nhưng trong bối cảnh dịch chưa chấm dứt thì vẫn phải duy trì để những học sinh phải nghỉ học không bị đứt mạch kiến thức quá lâu. “Trường giao cho các tổ bộ môn rà soát và có giải pháp hỗ trợ học sinh phải ở nhà nghe giảng qua nền tảng trực tuyến. Những học sinh này sẽ được gửi bài giảng của giáo viên và được hỗ trợ nếu học sinh không tiếp thu được bài”, thầy Hà cho biết.

Tuy nhiên, hiệu trưởng các trường hy vọng tình trạng học “on-off” sẽ chỉ kéo dài thêm một thời gian và chuyển sang dạy học trực tiếp 100%.

Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, các trường không được phép kiểm tra định kỳ (để lấy điểm học bạ) ngay sau khi học sinh trở lại trường mà cần dành 1-2 tuần để các em được ôn tập, củng cố kiến thức và ổn định tâm lý. Đặc biệt, học sinh lớp 1, 2 sẽ phải được dành thời gian dạy bổ sung các kỹ năng cần thiết để trẻ bước vào môi trường mới, vì cho tới thời điểm này nhiều trẻ vẫn chưa được đến trường ngày nào.

Bộ GD&ĐT cùng yêu cầu các trường đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến và kết hợp trực tuyến - trực tiếp trong thời gian qua để rút kinh nghiệm, tận dụng các giá trị tích cực của các hình thức dạy học, tiếp tục duy trì, áp dụng trong giai đoạn học sinh trở lại trường như các kênh hỗ trợ cho hoạt động dạy học, giáo dục học sinh. 

 Ngày 28.3, học sinh các cấp từ mầm non đến THPT của tỉnh Đăk Nông trở lại trường học trực tiếp, kết thúc giai đoạn học trực tuyến kéo dài. Còn Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết, trong tuần này các trường sẽ tiến hành tổng vệ sinh, khử khuẩn, chuẩn bị mọi điều kiện để đón học sinh tiểu học, dự kiến từ ngày 4.4. Tuỳ theo điều kiện thực tế, các trường đảm bảo an toàn, có sự đồng thuận của phụ huynh sẽ được tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức bữa ăn bán trú.

Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cũng đã có hướng dẫn về kế hoạch dạy học giai đoạn mới. Theo đó, từ ngày 4.4, học sinh từ mầm non đến THPT sẽ đi học trực tiếp. Sở này cũng yêu cầu các trường THCS, THPT tập trung tổ chức bù đắp kiến thức, ôn tập cho học sinh lớp 9 và 12 để chuẩn bị cho các kỳ thi vượt cấp và thi tốt nghiệp.

Trước đó, tỉnh Hưng Yên đã cho học sinh mầm non và phổ thông trở lại trường từ ngày 15.3. Hoà Bình, Lào Cai cho học sinh tiểu học, THCS, THPT đi học từ ngày 14.3, và từ ngày 21.3, Hà Giang cho học sinh mầm non, phổ thông đến trường…

 KỲ THANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top