Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Thanh Hóa chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Thứ Tư 13/04/2022 | 12:46 GMT+7

VHO- Nhằm khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp đặc biệt của Nhà sử học Lê Văn Hưu trong lịch sử dân tộc, nhà sử học đầu tiên của Việt Nam, người đặt nền móng cho Quốc sử Việt Nam (Bộ “Đại Việt Sử ký”), tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất và khánh thành Đền thờ nhà sử học  Lê Văn Hưu.

Theo kế hoạch, Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất của nhà sử học Lê Văn Hưu được tổ chức ngày 21.3 âm lịch (tức 21.4 dương lịch) tại Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đền thờ nhà sửu học Lê Văn Hưu (xã Thiệu Trung, H. Thiệu Hóa) trên quy mô cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, các chuỗi sự kiện quan trọng như: Hội thảo khoa học về nhà sử học Lê Văn Hưu (ngày 20.4); Lễ dâng hương và cắt băng khánh thành Đền thờ di tích lịch sử quốc gia Lê Văn Hưu (ngày 21.4, tức 21.3 âm lịch); cuộc thi tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp nhà sử học Lê Văn Hưu (dự kiến đến ngày 16.4 Ban tổ chức sẽ tổng kết và trao giải); triển lãm giới thiệu hình ảnh tư liệu lịch sử, các ấn phẩm, sách, báo và các sản phẩm đúc đồng truyền thống của làng Trà Đông, xã Thiệu Trung quê hương của nhà sử học Lê Văn Hưu (từ ngày 19.4 đến hết 23.4).

Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu

Thông qua Lễ kỷ niệm, góp phần tuyên truyền, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, truyền thống lịch sử, văn hoá, nâng cao tinh thần cách mạng, đoàn kết, phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Theo báo cáo của sở VHTTDL Thanh Hóa, Đền thờ Lê Văn Hưu, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia tại Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13/3/1990. Đền thờ Lê Văn Hưu còn được nhân dân gọi với tên khác là “chùa ông Hưu”. Tuy nhiên, hiện nay toàn bộ hồ sơ khoa học xếp hạng di tích quốc gia Đền thờ Lê Văn Hưu, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá đã bị thất lạc không được lưu giữ ở Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hoá cũng như ở địa phương (nơi có di tích).

Chùa ông Hưu thực tế là chùa Hương Nghiêm (qua tư liệu lịch sử cho biết chùa Hương Nghiêm được xây dựng từ thời Lý ở núi Càn Ni - một địa điểm ở khu cồn Mảy, làng Phủ Lý, Thuận Thiên. Đến thế kỷ XVII, chùa được chuyển về vị trí hiện nay), tại chùa còn lưu giữ bức Đại tự lớn với dòng chữ “Càn ni sơn Hương Nghiêm tự”, các đế chân cột, cột đá treo chuông… Cột đá treo chuông được xác định chế tác vào năm 1762 (do bà Lê Thị Ngôi và bà Lê Thị Điện công đức). Ở mặt trong của cột đá còn khắc ghi dòng chữ Hán nói về việc xây dựng và tôn tạo chùa như: Năm Ất Dậu (1705) sư Lê Văn Nghi xuất gia năm 31 tuổi. Hương công xây dựng tượng Phật; năm Bính Tuất (1706) xây dựng toà Thượng Điện, năm Ất Mùi (1715) sửa Tam Quan; năm Mậu Tuất (1718) đúc chuông lớn; năm Bính Ngọ (1726) làm trụ đá treo chuông.

Về kiến trúc chùa Hương Nghiêm: sau năm 1945, chùa có kiến trúc hình chữ Nhị (=) với Chính điện 3 gian, Tiền đường 7 gian, cột chất liệu bằng gỗ lim đặt trên chân tảng hình cánh sen xếp tròn, cửa làm bằng gỗ lim. Đến năm 1960, khi làm trường học và Hội trường hợp tác xã nên đã dỡ bỏ 2 gian Tiền đường để lấy gỗ, nên ngôi chùa không còn được nguyên vẹn, phật điện bài trí sơ sài, bệ thờ xây bằng gạch, trên đặt 3 pho tượng Tam thế, toà Cửu long và một số đồ thờ tế khí. Từ sau năm 1954, dòng họ Lê Lương xây thêm một bệ gạch ở gian thứ 3 của Chính điện để thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu. Năm 1990, khi lập hồ sơ xếp hạng di tích quốc gia đã lấy vị trí hiện nay (chùa Hương Nghiêm) làm địa điểm và lấy tên là Đền thờ Lê Văn Hưu.

Năm 1993, để thuận lợi cho việc hành lễ tại chùa, chính quyền địa phương và Nhân dân đã xây dựng một ngôi đền 3 gian có kiến trúc đơn giản ở vị trí đất liền kề, song song với chùa Hương Nghiêm (vị trí của Nhà thờ họ Lê Lương cũ) để làm nơi thờ tự Nhà sử học Lê Văn Hưu riêng biệt với chùa. Trải qua thời gian dài tồn tại, cùng với sự tàn phá của khí hậu khắc nghiệt, của chiến tranh, đền đã bị biến đổi và xuống cấp, hư hại. Diện tích khuôn viên bị thu hẹp, khuôn viên đền chật hẹp không có lối đi lại...Năm 2018, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 5293/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu. Đến nay, dự án đang được chủ đầu tư (UBND huyện Thiệu Hóa) hoàn thiện các hạng mục còn lại để phục vụ cho lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất và cắt băng khánh thành Đền thờ di tích lịch sử quốc gia Lê Văn Hưu, góp phần tôn vinh công lao to lớn của Nhà sử học Lê Văn Hưu; giáo dục truyền thống và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ trẻ. Đồng thời khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của di tích, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển du lịch.

NGUYỄN LINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top