Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Sân khấu Thủ đô với công nghiệp văn hóa

Thứ Ba 19/04/2022 | 12:56 GMT+7

VHO- Hội Sân khấu Hà Nội vừa tổ chức Hội thảo Sân khấu Thủ đô với công nghiệp văn hóa nhằm trao đổi về cách thức hoạt động sân khấu, đóng góp cho sự phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô.

Hội thảo thu hút những tên tuổi nghệ sĩ, người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu của Thủ đô

Phát biểu tại hội thảo, NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội cho rằng, đây là cuộc hội thảo cần thiết với sự phát triển của văn học, nghệ thuật Thủ đô. Theo NSND Trần Quốc Chiêm, nghệ thuật biểu diễn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và là một bộ phận cốt lõi của công nghiệp văn hóa. Phát triển công nghiệp sân khấu cần chú trọng cả 3 khu vực: Sáng tạo tác phẩm ( tác giả, đạo diễn); công nghiệp sản xuất (tác phẩm, đội ngũ diễn viên, công nghệ kỹ thuật :ánh sáng, âm thanh, thiết kế mỹ thuật…); công nghiệp kinh doanh ( tổ chức biểu diễn, marketing, phát triển thị trường...) Theo nhận định của ông, nhiều đơn vị nghệ thuật ở Hà Nội vẫn đang loay hoay chưa tiếp cận được với sự phát triển công nghiệp văn hóa.

Ở góc nhìn khác, TS Trần Thị Minh Thu nhận định, công nghiệp sân khấu là một bộ phận của công nghiệp văn hóa. Công nghiệp sân khấu đang bước đầu phát triển ở Hà Nội, tuy nhiên mới chỉ xuất hiện ở doanh nghiệp, phạm vi nhỏ, chưa có ở các đơn vị biểu diễn công lập; tác phẩm còn cũ kỹ, khó thu hút khán giả. Nguyên nhân là thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành sáng tạo, sản xuất, phân phối, lưu thông sản phẩm nghệ thuật sân khấu; nguồn lực ở các đơn vị công lập còn thiếu và yếu về kỹ năng quản trị nghệ thuật, kinh doanh; cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị lạc hậu; thiếu sự hợp tác giữa các đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến nghệ thuật biểu diễn… Do vậy, sân khấu Hà Nội phải đổi mới cả nội dung và phương thức hoạt động, trong đó, bên cạnh khâu sáng tạo, các đơn vị nghệ thuật phải làm tốt công tác truyền thông, quảng bá và xây dựng cho mình thương hiệu nghệ thuật, có thể cạnh tranh trên thị trường và gây ấn tượng trong tâm thức khán giả...

Vở "Người tốt nhà số 5" của Nhà hát Kịch Việt Nam được trao Giải vàng tại Liên hoan Sân khấu Thủ đô năm 2020

Tại hội thảo, các nghệ sĩ, nhà hoạt động sân khấu cũng chia sẻ và đề ra những giải pháp về xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách; phát triển nhân lực cho từng lĩnh vực sân khấu; ứng dụng công nghệ thông tin; mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế để sân khấu Thủ đô đóng góp hiệu quả cho công nghiệp văn hóa.

ĐÀO ANH, Ảnh: HỒNG NGA

 

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top