Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Sơ bộ kết quả khai quật đường Hoàng Gia -Thành nhà Hồ

Thứ Bảy 23/07/2022 | 16:23 GMT+7

VHO- Kết quả khai quật đã làm xuất lộ dấu tích đường Hoàng gia – Thành Nhà Hồ  còn lại rất rõ được kè đá xanh và lát đá phiến nằm chính giữa cổng Nam thành nhà Hồ, hướng Bắc - Nam, nối thẳng về phía Nam đến di tích Nam Giao nối về phía Bắc con đường hướng vào trung tâm nội thành.

Kết quả khai quật đã làm xuất lộ dấu tích đường Hoàng gia Thành Nhà Hồ

Sáng 23.7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ (đơn vị trực thuộc Sở VHTTDL Thanh Hóa) đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả khai quật Đường Hoàng gia - Thành Nhà Hồ năm 2021-2022. Các nhà nghiên cứu khoa học của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTTDL), Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia và một số sở, ngành liên quan của tỉnh Thanh Hóa đã dự hội nghị.

Theo báo cáo kết quả sơ bộ khai quật Đường Hoàng gia - Thành Nhà Hồ của Viện Khảo cổ học Việt Nam, cuộc khai quật cách cổng Nam 50m đã làm rõ địa tầng từ con đường hiện đại đến dấu tích móng, nền của con đường thời Hồ gồm ba lớp chính tương ứng với ba giai đoạn của con đường, trong đó lớp trên cùng là dấu tích QL 217 hiện tại, chạy qua trục Chính tâm thành Nhà Hồ. Lớp thứ hai (lớp giữa) là dấu tích con đường thời Pháp thuộc xây dựng năm 1937, chia thành 3 lớp nhỏ là lớp đá dăm, lớp đất xám và các mảnh đá phiến. Cuối cùng là lớp gia cố móng nền đường Hoàng gia tại các hố ở khu B đều cho thấy đường đã bị phá huỷ bởi các đợt đào đất làm đường năm 1937. Tất cả chỉ còn lớp móng gia cố nền đường Hoàng gia thời Hồ là lớp đất sét vàng lẫn sét đỏ đầm tạo mặt phẳng cho con đường và sân nền giữa các kiến trúc dày, rộng.

Qua quá trình khai quật cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về vật liệu xây dựng giữa con đường ở hai khu A, B. Tại khu A vật liệu xây dựng con đường Hoàng gia chủ yếu là đá phiến kết hợp với gạch xây. Khu B không có vật liệu đá phiến mà chủ yếu là gạch ngói vụn hình chữ nhật màu đỏ thời Hồ.

Như vậy có thể nhận thấy con đường Hoàng gia của thành Tây Đô thời Hồ chỉ còn tình trạng tốt nhất ở khu vực trước và sau cổng Nam. Dấu tích con đường may mắn chỉ còn phần nền móng ở lớp dưới cùng. Điều quan trọng nhất là dọc theo con đường Hoàng gia đã phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc quan trọng của kinh đô.

Về di tích kiến trúc, trên trục đường Hoàng gia tại các khu A, B đến năm 2022 đã xuất lộ hàng chục dấu tích kiến trúc lớn của kinh đô. Tại khu A, các kiến trúc đã xuất lộ trong các năm 2020 và 2021 với cụm kiến trúc trung tâm tại khu vực Nền Vua. Các di tích kiến trúc này xuất lộ khá nhiều, có sự phức tạp, nhiều vị trí đã bị phá huỷ. Do vậy các nhà nghiên cứu vẫn đang tập trung chỉnh lý và nghiên cứu tiếp về hình thái và chức năng.

Tại khu B, từ cuối năm 2021 đến tháng 7-2022, cuộc khai quật cũng đã tiếp tục làm xuất lộ hai kiến trúc cổng và một cụm kiến trúc trung tâm tại khu vực đang có hai thành bậc đá chạm rồng thời Trần - Hồ.

Các nhà nghiên cứu khoa học, đóng góp thêm một số ý kiến như cần xây dựng các kế hoạch bảo vệ, bảo tồn cấp bách các di tích khảo cổ nhằm phát huy một cách tốt nhất giá trị của Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ

Đối với di vật, về vật liệu kiến trúc đã tìm thấy nhiều loại hình gạch trang trí hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền thời Lý-Trần, hoa dây thời Lê sản xuất tại Thăng Long và nhiều loại hình gạch vuông, gạch chữ nhật, gạch trang trí có in chữ Hán được sản xuất tại Thành Nhà Hồ tương tự như các cuộc khai quật trước đây. Ngoài ra, còn phát hiện được các mảnh lá đề trang trí rồng, mảnh ngói sen kép, ngói cong tráng men vàng thời Trần - Hồ. Về gốm sứ, các hố khai quật tìm thấy khá nhiều mảnh gốm men thời Trần-Hồ và thời Lê Sơ.

Như vậy có thể thấy rằng, cuộc khai quật đã làm rõ hiện trạng cấu trúc và vật liệu xây dựng con đường Hoàng gia trong nội thành. Trong nội thành, con đường này có lẽ chỉ có một làn đường rộng khoảng gần 5m như đã thấy xuất lộ ở gần cửa Nam. Về vật liệu xây dựng, phần nửa phía Nam được lát đá phiến, phần nửa phía Bắc được xây bằng gạch. Điều quan trọng hơn và là mục tiêu lớn nhất trong công cuộc khai quật nghiên cứu Thành Nhà Hồ là nghiên cứu con đường Hoàng gia nhằm tìm hiểu cấu trúc tổng thể của kinh đô. Về mặt này, cuộc khai quật đã có nhiều phát hiện mới đóng góp vào việc tìm hiểu cấu trúc và kiến trúc Thành Nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử.

NGUYỄN LINH

Print
Tags: Di sản

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top