Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ Năm 01/09/2022 | 16:25 GMT+7

VHO - Kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9, ngày 1.9, tại di tích lịch sử Bến phà Quán Hàu, huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ và đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trao bằng công nhận Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ là nét đẹp trong đời sống văn hóa và hoạt động thể thao của người dân huyện Quảng Ninh, được khơi nguồn và phát triển từ hơn 500 năm nay. Từ hội bơi, đua cầu mưa, cầu đảo, cầu ngư... của làng, của tổng với mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên; thi thố sức trai, sức gái để chuẩn bị ứng phó với mưa bão, chế ngự thiên nhiên.

Kế thừa truyền thống, hoạt động lễ hội đua thuyền hiện nay ngày càng phát huy được những giá trị tốt đẹp, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Đầu năm 2022, đua thuyền truyền thống huyện Quảng Ninh trên sông Nhật Lệ vinh dự được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Quảng Ninh năm nay có sự tham gia của 12 đội thuyền đua nam (chia thành 2 bảng A-B) và 9 đội thuyền đua nữ đến từ các xã, thị trấn trong toàn huyện. Các đội thuyền nam thi đấu với cự ly đường đua 15km, các đội thuyền đua nữ thi đấu với cự ly 7km.

Các thuyền đua ra sức tranh tài trên dòng Nhật Lệ 

Theo điều lệ quy định, thuyền đua nam có tổng số vận động viên trên thuyền không quá 26 người (trong đó có 3 người chèo, 1 người gõ mỏ, 1 người tát nước, còn lại là người chầm). Thuyền đua nữ gồm 12 người (trong đó có 1 người chỉ huy và 1 người tát nước, còn lại là người chèo). Thuyền đua làm bằng gỗ với chiều dài không quá 16m đối với thuyền đua của nam và không quá 12m đối với thuyền đua nữ.

Kết quả, ở nội dung đua thuyền nam: Bảng A: xã Hải Ninh giành giải nhất, thị trấn Quán Hàu giải nhì, xã Hiền Ninh giải ba; ở bảng B, giải nhất thuộc về xã Vĩnh Ninh, giải nhì xã Hàm Ninh, giải ba xã Gia Ninh.

Ở nội dung đua thuyền nữ, giải nhất thuộc về xã Hiền Ninh, giải nhì xã Vĩnh Ninh, giải ba xã Duy Ninh. Ngoài ra, ban tổ chức cũng đã trao giải khuyến khích cho các thuyền đua nam và nữ.

Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Quảng Ninh là ngày hội văn hoá, thể thao đoàn kết với tinh thần thể thao trung thực, cao thượng, tạo không khí thi đua sôi nổi mừng Tết Độc lập của dân tộc. Thông qua lễ hội nhằm gìn giữ, quảng bá, giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa truyền thống của người dân Quảng Ninh đến với du khách gần xa.

PHẠM PHÚ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top