Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Dự thảo Nghị định quy định về đào tạo các ngành nghề chuyên sâu đặc thù lĩnh vực nghệ thuật: Lĩnh vực chuyên sâu đặc thù thì phải có chính sách đặc thù

Thứ Tư 28/09/2022 | 11:30 GMT+7

VHO- “Các cơ sở đào tạo lĩnh vực nghệ thuật của Bộ VHTTDL luôn gặp khó khăn trong công tác đào tạo ngay từ khâu tuyển sinh, chương trình học, thời gian học... Dự thảo Nghị định quy định về đào tạo các ngành nghề chuyên sâu đặc thù lĩnh vực nghệ thuật nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt trong công tác đào tạo nghệ thuật hiện nay...”, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông khẳng định rõ quan điểm của Bộ VHTTDL tại cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan góp ý về dự thảo Nghị định.

 Nhiếu ý kiến góp ý được đưa ra tại cuộc họp

 Tại cuộc họp, đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ Tư pháp, Bộ LĐ,TB&XH đã trao đổi về một số những nội dung mà dự thảo Nghị định nêu ra.

Phát huy hiệu quả khi chia theo nhóm

Theo Điều 6 của dự thảo Nghị định thời gian đào tạo trình độ trung cấp của các ngành, nghề chuyên môn đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật từ 2 - 9 năm. Trước nội dung này, đại diện cơ quan soạn thảo cũng đã trình bày lý do đưa ra quy định theo từng nhóm thời gian đào tạo, vì mỗi loại hình nghệ thuật đào tạo năng khiếu lại có những yêu cầu riêng ngay từ độ tuổi tuyển sinh, không giống như đào tạo các ngành nghề thông thường. Hiện nay, các cơ sở đào tạo nghệ thuật ở Việt Nam vẫn đang áp dụng theo khung thời gian này đã phát huy hiệu quả.

Điều 7 về Tổ chức và quản lý đào tạo các ngành, nghề chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật có đưa ra nội dung quan trọng để giải quyết những khúc mắc gần đây của các cơ sở đào tạo nghệ thuật đó là quy định: Cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để đào tạo các ngành, nghề chuyên môn đặc thù trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các ngành, nghề chuyên môn đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật trình độ trung cấp được tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa phù hợp với đặc thù ngành, nghề và thời gian đào tạo theo quy định của Nghị định; Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông đối với học sinh theo học trình độ trung cấp các ngành chuyên môn đặc thù lĩnh vực nghệ thuật theo quy định.

Về nội dung này, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ VHTTDL Nguyễn Thanh Sơn cho biết, dự thảo dựa trên căn cứ pháp lý của các luật: Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2018, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Ban soạn thảo đã rất cân nhắc để tìm ra nội dung liên quan và có thể áp dụng phù hợp đối với các cơ sở đào tạo nghệ thuật đó là áp dụng khoản 4 Điều 34 Luật Giáo dục 2019: “Học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sau khi đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông”.

Ông Sơn nhận định, dự thảo Nghị định đưa ra nội dung quy định trên là phù hợp với Luật và quan trọng là tháo gỡ được những bất cập trong đào tạo nghệ thuật những năm gần đây. Chính vì bất cập này mà mỗi năm, các cơ sở đào tạo nghệ thuật phải có đề nghị và phải xin chấp thuận cho đào tạo hệ trung cấp trong cơ sở đào tạo nghệ thuật và xin cho người đứng đầu cơ sở đào tạo nghệ thuật cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông đối với học sinh học theo trình độ trung cấp các ngành chuyên môn đặc thù lĩnh vực nghệ thuật quy định. Những nội dung này sẽ hợp thức hóa và giúp cho đào tạo nghệ thuật tránh khỏi các thủ tục xin phép khi các Bộ, ngành liên quan có những thay đổi. Phải khẳng định rằng, mô hình đào tạo trung cấp kết hợp với các môn văn hóa phổ thông với chuyên môn nghệ thuật được các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện phù hợp, hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho học sinh thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ, vừa học văn hóa vừa học chuyên môn nghệ thuật tại trường.

 Học sinh tuyển vào học Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ở nhiều lứa tuổi khác nhau

Nếu áp dụng như ngành nghề khác thì quá đơn giản

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông chia sẻ nếu áp dụng đào tạo nghệ thuật đúng như quy định chung đối với mọi ngành nghề khác trong xã hội thì quá đơn giản, sẽ không có câu chuyện Chính phủ chỉ đạo Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ,TB&XH và các cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ dự thảo Nghị định quy định về đào tạo các ngành nghề chuyên sâu đặc thù lĩnh vực nghệ thuật nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt trong công tác đào tạo nghệ thuật hiện nay, góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Thứ trưởng nhấn mạnh: “Số lượng vài trăm học sinh, sinh viên của một cơ sở đào tạo nghệ thuật quá nhỏ so với số lượng đào tạo hàng chục nghìn học sinh, sinh viên của các cơ sở đào tạo nói chung. Tuyển sinh đầu vào của các ngành nghệ thuật không thể đại trà như các ngành nghề khác. Học sinh, sinh viên theo học các ngành nghệ thuật ngoài yếu tố năng khiếu, cần có những điều kiện thuận lợi về ngoại hình, thanh sắc, có sức khỏe, độ bền dẻo khéo léo và đang phát triển ở nhiều độ tuổi khác nhau tùy theo từng ngành đào tạo. Có những ngành nghệ thuật phải học ngay từ khi 7 - 8 tuổi mới đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, để các trường nghệ thuật tự chủ, lựa chọn hình thức đào tạo dạy và học văn hóa phổ thông là hợp lý”.

Làm sao để học sinh ở các trường nghệ thuật đáp ứng được yêu cầu cả về chuyên môn cho tới văn hoá là mục đích cao nhất đối với tất cả các trường hiện nay. Trên thực tế, Nghị định quy định về đào tạo các ngành, nghề chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật áp dụng với số lượng rất nhỏ học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục hiện nay. Vì vậy sẽ không làm ảnh hưởng tới chương trình đào tạo chung của toàn xã hội. Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho rằng cơ quan soạn thảo rất cần một sự thấu hiểu, chia sẻ và chung tay tháo gỡ từ các Bộ, ngành liên quan để cho ra đời Nghị định quy định về đào tạo các ngành, nghề chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật, giúp cho công tác đào tạo nghệ thuật đạt hiệu quả tốt nhất.

Có rất nhiều thay đổi trong quy định về công tác đào tạo thời gian qua khiến nhiều lĩnh vực đào tạo nghệ thuật phải chịu những ảnh hưởng. Tại nhiều cuộc làm việc giữa các Bộ, ngành cũng đều thấy rất rõ vấn đề mấu chốt là cần thay đổi cách nhận thức và cần có những quy định riêng cho các cơ sở đào tạo đặc thù năng khiếu nghệ thuật. Nhờ sự quan tâm của Chính phủ và các cơ quan hữu quan, nhiều vướng mắc, bất cập đã kịp thời được khơi thông như việc cho phép các trường nghệ thuật tiếp tục đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, cho phép các trường được tiếp tục tổ chức giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT… Tuy nhiên đó chỉ là những giải pháp tình thế trước mắt, vì vậy cần có những văn bản quy định riêng làm căn cứ pháp lý cụ thể và thực tiễn cho các cơ sở đào tạo nghệ thuật. Khi Nghị định ra đời không chỉ tháo gỡ những khó khăn đối với hoạt động đào tạo mà còn khuyến khích học sinh có năng khiếu, tài năng theo học các ngành, nghề chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật. 

 Làm sao để học sinh ở các trường nghệ thuật đáp ứng được yêu cầu cả về chuyên môn cho tới văn hoá là mục đích cao nhất đối với tất cả các trường hiện nay. Trên thực tế, Nghị định quy định về đào tạo các ngành, nghề chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật áp dụng với số lượng rất nhỏ học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục hiện nay. Vì vậy sẽ không làm ảnh hưởng tới chương trình đào tạo chung của toàn xã hội.

(Thứ trưởng TẠ QUANG ĐÔNG)

 THÚY HIỀN; ảnh: TRẦN HUẤN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top