Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nét đẹp văn hóa, ứng xử văn minh trong gia đình, dòng họ, khu dân cư: Xây dựng chuẩn mực, đẩy lùi lệch chuẩn

Thứ Tư 28/09/2022 | 11:39 GMT+7

VHO-  Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong mỗi gia đình, trong từng dòng họ và ở mỗi khu dân cư là yếu tố quan trọng để hình thành nên những môi trường văn hóa đáng sống, nơi hun đúc và nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp, hình thành sức “đề kháng” đẩy lùi những hành vi lệch chuẩn.

 Mô hình Tổ dân phố “5 không” được duy trì hiệu quả trên địa bàn quận Thanh Xuân những năm qua

Tại nhiều địa phương, công tác tuyên truyền, vận động người dân và cộng đồng xây dựng những bộ quy tắc, chuẩn mực ứng xử văn minh đang được tích cực đẩy mạnh.

Hình thành những môi trường “đáng sống”

Xác định gìn giữ môi trường nói chung, môi trường văn hóa nói riêng là nhân tố quan trọng để gìn giữ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, trên địa Hà Nội thời gian qua, nhiều mô hình, việc làm thiết thực đã được triển khai, nhân rộng.

Trên địa bàn quận Ba Đình, vấn đề xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp cùng những quy tắc ứng xử văn minh được xác định là tiêu chí quan trọng. Phường Vĩnh Phúc là địa bàn có hơn 22.000 nhân khẩu. Đảng bộ, chính quyền nơi đây đã đưa tiêu chí vệ sinh sạch sẽ, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp là một trong những căn cứ bình xét thi đua giữa các tổ dân phố, khu dân cư. Lãnh đạo UBND phường Vĩnh Phúc cho biết, Đảng ủy, UBND phường luôn quan tâm, triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày lễ lớn về môi trường; phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải vào mỗi cuối tuần... Phường Vĩnh Phúc cũng thường xuyên phát động phong trào nhân dân thực hiện công tác vệ sinh đường phố, cống rãnh thoát nước hằng tháng; thực hiện mô hình “Đoạn đường Thanh niên tự quản”, “Hội Phụ nữ tự quản”. Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên phường triển khai và ra quân làm công tác vệ sinh môi trường tại nhiều địa điểm trên địa bàn.

Để phong trào phát huy hiệu quả, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân luôn được coi trọng. Chính quyền địa phương cũng chú trọng đa dạng hóa các hình thức như tuyên truyền trực tiếp trong đợt ra quân về duy trì trật tự đô thị, vệ sinh môi trường; tuyên truyền thông qua các cuộc họp giao ban triển khai nhiệm vụ trong tháng, tổ chức họp bàn cùng cán bộ cơ sở, quán triệt nội dung triển khai xây dựng tuyến phố theo tiêu chí “xanh, sạch, đẹp”; in ấn tờ rơi, pano...

Tại quận Cầu Giấy, công tác bảo vệ môi trường sạch đẹp, xây dựng môi trường văn hóa cũng là nhiệm vụ được quận ủy, UBND quận Cầu Giấy đặc biệt quan tâm. Đáng chú ý, quận Cầu Giấy đã phát động phong trào “Giữ gìn ngõ phố xanh, sạch, trang hoàng đường phố đẹp”. 100% các phường trên địa bàn hưởng ứng phong trào thi đua, xây dựng kế hoạch tham gia. Theo lãnh đạo quận, để hoạt động này đạt được hiệu quả thiết thực, quận Cầu Giấy đã huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các tổ chức, đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động cán bộ, các tầng lớp nhân dân cùng chung tay xây dựng tuyến phố, ngõ xanh, sạch, đẹp trên địa bàn.

 Xây dựng những môi trường văn hóa đáng sống

Ứng xử văn minh, đẩy lùi tiêu cực

Hình thành những không gian, môi trường đáng sống, tại các khu dân cư trên địa bàn Hà Nội, ý thức người dân cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt. Từng cá nhân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã và đang dần được nâng cao nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển chung trong công tác xây dựng địa phương “xanh- sạch- đẹp”.

Để hình thành nên những môi trường văn hóa đáng sống, những chuẩn mực về quy tắc ứng xử trong cộng đồng, nhiều mô hình tiêu biểu đã được hình thành. Địa bàn quận Thanh Xuân nhiều năm nay nổi tiếng với mô hình Tổ dân phố văn hóa “5 không”: Không rác; không có vi phạm pháp luật; không để xảy ra trường hợp cháy nổ; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; không vi phạm trật tự xây dựng.

Để thực hiện hiệu quả mô hình này, không chỉ chính quyền đưa ra định hướng, xây dựng những quy tắc mà còn cần thiết có sự đồng lòng, chung tay góp sức của người dân trên địa bàn. Nhận thức môi trường có vai trò tác động và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cộng đồng dân cư đã tự giác tuân thủ những quy tắc đề ra. 100% các hộ tổ dân/ tổ dân phố thực hiện các quy định như thường xuyên tham gia phong trào tổng vệ sinh vào sáng thứ bảy hằng tuần; không để tồn tại quảng cáo rao vặt sai quy định...

Môi trường văn hóa không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân mà thông qua đó, còn là hệ quy chiếu, điều chỉnh những quy tắc ứng xử chuẩn mực trong mỗi gia đình và ở từng cá thể. Quy tắc ứng xử văn minh là cách thức quan trọng góp phần thực hiện các chức năng của gia đình, đặc biệt là chức năng giáo dục. Trong xã hội hiện đại, chúng ta buồn lòng khi phải chứng kiến ngày càng nhiều những biểu hiện lệch lạc trong văn hóa ứng xử, cả trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Khi thế giới ngày càng phẳng, nhiều phương tiện hiện đại kết nối con người với con người thì những mối quan hệ, cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, trong các cộng đồng ngày càng lỏng lẻo, chệch hướng nhiều hơn. Hàng loạt các hành vi phản cảm liên tiếp xảy ra trong giới trẻ, gióng lên hồi chuông báo động và cảnh tỉnh xã hội, đặt ra vấn đề cần có giải pháp khắc phục tận gốc, rễ.

Về vấn đề này, một chuyên gia văn hóa- tâm lý nhìn nhận, xu hướng đăng tải trên mạng xã hội những hình ảnh, clip phản cảm, dung tục, rùng rợn hay kỳ quái gây tác động rất lớn tới cách sống, cách lựa chọn những giá trị về văn hóa ứng xử trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Văn hóa ứng xử ở nơi công cộng dù đã nhiều lần được đề cập nhưng vẫn cần được tiếp tục tuyên truyền rốt ráo, góp phần hạn chế, đẩy lùi những hành vi ứng xử lệch chuẩn. Những trăn trở mà nhiều chuyên gia văn hóa đã nhiều lần đặt ra cũng là những vấn đề thực tiễn khiến chúng ta suy ngẫm: Vì sao những bạn trẻ có thể la hét, quỳ mọp dưới chân thần tượng mà những điều giản đơn nhất lại không thể, là biết cảm ơn hay nói lời xin lỗi?! 

MINH NGỌC

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top