Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Thường trực Chính phủ chấp thuận phương án đặt ga ngầm C9 ngoài vùng bảo vệ di tích hồ Hoàn Kiếm

Thứ Ba 27/09/2022 | 21:00 GMT+7

VHO - Liên quan đến phương án đặt ga ngầm C9 của tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo (Metro số 2), Thường trực Chính phủ vừa có cuộc họp với các đơn vị liên quan về vấn đề này.

Mặt bằng vị trí tuyến và ga ngầm C9 theo Phương án 1 (được điều chỉnh) so với Phương án 2 (đề xuất ban đầu)

Tại cuộc họp ngày 24.9.2022, Thường trực Chính phủ đã chấp thuận phương án tuyến và vị trí ga ngầm C9 theo phương án 1, làm cơ sở để UBND TP. Hà Nội hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trước đó, ngày 22.2.2022, UBND TP Hà Nội đã có văn bản xin ý kiến của các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội về 3 phương án bố trí ga ngầm C9.

Theo đó, phương án 1 là đặt ga ngầm C9 ngoài vùng bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Theo phương án này, Ga ngầm C9 được thiết kế xếp chồng 4 tầng, có 2 cửa lên xuống, kết cấu thân ga trùng với ranh giới vùng bảo vệ II, dài 202,4 m, rộng 15 m, sâu 31 m. Một phần ke ga và thân ga nằm trong đường cong bán kính R=800 m, bên dưới đường Đinh Tiên Hoàng phía trước Tổng công ty điện lực Hà Nội và trụ sở HĐND-UBND TP Hà Nội.

Phương án 2 là giữ nguyên phương án ban đầu đã đề xuất phê duyệt từ năm 2017. Ga ngầm C9 được thiết kế đồng mức 3 tầng, có 4 cửa lên xuống, thân ga dài 150 m, rộng 24 m, sâu 20 m, nằm ngầm dưới đường Đinh Tiên Hoàng và vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm (trước cổng Tổng công ty điện lực Hà Nội). Phần chính thân ga và cửa lên xuống số 3 nằm trong vùng bảo vệ II di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Phương án 3 là bỏ ga ngầm C9 hoặc có thể xem xét xây dựng trong tương lai.

Trên cơ sở góp ý của các Bộ, ngành: Tư pháp, GTVT, Xây dựng, đặc biệt ý kiến nhất quán của Bộ VHTTDL, Uỷ ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội là đề xuất ga ngầm C9 dịch khỏi vùng bảo vệ di tích, UBND TP Hà Nội thống nhất đề xuất phương án bố trí ga ngầm C9 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm theo phương án 1 để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Phương án xây dựng ga ngầm C9 được lựa chọn có ưu điểm phù hợp với các quy hoạch liên quan của Thủ đô, bảo đảm tính khả thi về kỹ thuật và công nghệ, tuân thủ pháp luật về di sản văn hóa

So với phương án theo như đề xuất ban đầu, phương án 1 vẫn sẽ bố trí 2 lối lên xuống số 1, 2, tuy nhiên phải mở rộng diện tích của công trình phụ trợ của ga ngầm C9 tại phần đất của Tổng Công ty điện lực Hà Nội lên 705 m2, tăng 260 m2 so với phương án đề xuất ban đầu để có đủ không gian bố trí tháp làm mát, thông gió (cao 13 m) và phòng máy phát điện, đồng thời lấy thêm 25 m2 đất của UBND TP để bảo đảm thi công. 

UBND TP Hà Nội cho biết phương án này có ưu điểm phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô, quy hoạch phân khu đô thị khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận (H1-1B), quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; bảo đảm tính khả thi về kỹ thuật, công nghệ, tuân thủ pháp luật về di sản văn hoá, giải quyết được các kiến nghị của Bộ VHTTDL và Uỷ ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội.

Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là việc điều chỉnh thiết kế ga ngầm C9 sẽ làm tăng thêm chi phí xây dựng khoảng 500 tỉ đồng, tăng thêm chi phí vận hành bảo dưỡng và kém thuận lợi cho hành khách.

Trên cơ sở ý kiến thống nhất của các Bộ, ngành, UBND TP Hà Nội đã có văn bản đề nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận phương án vị trí, tổng mặt bằng ga ngầm C9 của tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo (Metro số 2) theo phương án 1.

Phương án 1 tuy có nhược điểm là tăng thêm kinh phí và kém thuận lợi cho hành khách nhưng đã giải quyết được vấn đề cơ bản là ga ngầm C9 không nằm trong vùng bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Phương án đề xuất phê duyệt từ năm 2017 có một phần thân ga và cửa lên xuống số 3 nằm trong vùng bảo vệ II của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn nên gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận và chưa nhận được ý kiến đồng thuận của Bộ VHTTDL, Ủy ban Khoa học Giáo dục của Quốc hội...

HOÀNG ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top