Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Người Bí thư Chi bộ trẻ tuổi say mê làm du lịch cộng đồng

Thứ Sáu 30/09/2022 | 10:11 GMT+7

VHO - Sinh năm 1998, mới 24 tuổi đời, 5 tuổi Đảng nhưng đã có hơn 1 năm giữ chức Bí thư Chi bộ bản Sì Thâu Chải (xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu), Lù Văn Páo không chỉ được biết đến là Bí thư Chi bộ trẻ tuổi nhất Tam Đường, mà còn là người say mê làm du lịch cộng đồng.

Chúng tôi đến Sì Thâu Chải vào một ngày giữa thu, nắng vàng như rót mật ong trên núi đồi. Từ trung tâm huyện Tam Đường lên Sì Thâu Chải khoảng tầm 1 giờ đồng hồ. Con đường được đổ bê tông bằng phẳng, uốn lượn quanh những vạt rừng, những đồi rong giềng nở hoa tươi thắm, những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín, vàng ruộm. Những khúc cua tay áo với điệp khúc lên và lên, khiến chiếc xe ô tô phải di chuyển tương đối vất vả, nhưng không ai thấy phiền lòng, vì cảnh sắc hai bên đường đẹp đến mê mẩn.

Bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải 

Sì Thầu Chải hiện ra trước mắt chúng tôi, đẹp hơn những lời đồn đoán. 

Sắp xếp vừa xong chỗ ăn ở cho một đoàn du khách từ Hà Nội lên, anh Lù Văn Páo hồ hởi với chúng tôi: Dịch Covid bị khống chế rồi, khách lên đều rồi, nên em hơi bận.

Dạo bước cùng chúng tôi trên con đường có hai bên bờ tường đá độc đáo, Lù Văn Páo vừa say sưa nói về bản du lịch cộng đồng của mình. Páo cho biết, Sì Thâu Chải bắt đầu làm du lịch cộngđồng từ năm 2016, đến năm 2017 và 2018, bản đã đón nhiều lượt khách đến tham quan và lưu trú. 

Vẻ đẹp mê mẩn của Sì Thâu Chải níu chân rất nhiều du khách

Kể về quá trình xây dựng và phát triển bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải, Lù Văn Páo cho biết, những ngày đầu, Chi bộ và chính quyền, đoàn thể phải vận động bà con tham gia xây dựng và phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Bà con dân bản, với tập quán canh tác nông nghiệp theo kiểu tự cấp, tự túc, chưa bao giờ nghĩ đến việc biến các sản phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm du lịch, và càng không nghĩ đến việc biến nơi ăn chốn ở của mình thành nơi ăn ở của những người xa lạ. Nhưng nhờ được cán bộ thường xuyên tuyên truyền về lợi ích của việc làm du lịch, và được hướng dẫn cách thức làm du lịch cộng đồng nên bà con dần dần đã nghe theo. Ban đầu là việc làm chuồng nuôi gia súc, gia cầm ra xa khu nhà ở, rồi đến việc tu sửa, chỉnh trang nhà cửa cho gọn gàng. Bản cũng thành lập các tổ vệ sinh và thường xuyên quét dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Chi bộ và chính quyền, đoàn thể cũng hướng dẫn bà con tạo cảnh quan xung quanh nhà như trồng hoa, làm tường đá, làm cổng nhà bằng các nguyên vật liệu thân thiện môi trường như gỗ, tre, nứa. Đặc biệt, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền từ tỉnh xuống xã, mỗi hộ dân đã được hỗ trợ 15 triệu để lát nền nhà, những hộ làm homestay được hỗ trợ 50 triệu mua trang thiết bị phục vụ du khách, nên đến nay, toàn bản đã có 10 hộ làm homestay, có khả năng đón tiếp 300 khách lưu trúmỗi ngày, trong đó hộ Lù A San có thể đón lưu lượng khách lớn nhất, khoảng 50-60 khách lưu trú/ đêm. 

Homestay của hộ anh Lù A San có thể đón 50-60 khách lưu trú/ đêm 

Ấn tượng của du khách khi đến với Sì Thâu Chải là sự thanh bình, yên ả, làkhí hậu trong lành, cảnh quan tươi đẹp. Dưới những tán cây xanh mát, xum xuê là nhưng ngôi nhà gỗ đặc trưng của người Dao, với những chiếc cổng được tạo dáng theo các kiểu dáng khác nhau. Trong các khu vườn nhà, người dân trồng rất nhiều loại hoa và cây ăn quả như hoa hồng, địa lan, đào. Hoa cũng được trồng dọc hai bên đường đi, bên những bức tường đá. Đặc biệt nơi đây có một rừng lê rộng tới 5ha, được dân bản trồng chung để phục vụ du lịch. Mùa xuân, hoa lê nở trắng cả một vùng núi đồi, du khách như lạc vào chốn tiên cảnh, không muốn ra khỏi rừng. Cuối hè, đến Sì Thâu Chải, du khách sẽ được thưởng thức vị ngọt mát của những quả lê ngay trong khu rừng rộng lớn. 

Đến với Sì Thâu Chải, du khách không chỉ được mặc những bộ quần áo của đồng bào Dao, sống trong ngôi nhà của người Dao, mà người dân nơi đây còn đã ikhách bằng những món ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Dao như món rau rừng và món thịt lợn treo. Du khách sẽ được tự tay hái rau, chế biến món ăn theo phong cách ẩm thực của người Dao, được tự đi hái lá thuốc về tắm. Đặc biệt, du khách sẽđược trải nghiệm cùng đồng bào Dao trong các lễ hội đăc sắc của đồng bào như Lễ hội Cấp sắc, Lễ Nhảy lửa. Những du khách yêu thích du lịch mạo hiểm, có thể bay cùng dù lượn ở thung lũng Tam Đường, để ngắm cảnh núi non hùng vỹ.

Bản thường xuyên được lựa chọn tổ chức giải dù lượn Quốc tế

Lù Văn Páo  cho biết, để bà con đồng lòng làm du lịch, anh cùng chi bộ và chính quyền đã phân công nhau điều phối du khách. Đối với hộ gia đình  có homestay thì sẽ đón khách lưu trú, những hộ không làm homestay thì sẽ cung cấp thực phẩm đểđảm bảo có thu nhập đều cho tất cả các hộ trong Bản. Những khoản thu được từ các dịch vụ du lịch như biểu diễn văn nghệ, bán lê, đều được chia cho các hộ gia đình nên mọi người đều rất phấn khởi.

Ngoài việc cùng chính quyền, đoàn thể hướng dẫn cho bà con xây dựng cơ sở vật chất khang trang, cảnh quan sạch đẹp, Bí thư Chi bộ Lù Văn Páo còn đề xuất với lãnh đạo tổ chức các khoá học, tập huấn nấu ăn, ứng xử giao tiếp cho bà con dân bản và tổ chức cho bà con đi trải nghiệm,  tham quan những điểm du lịch cộng đồng trong địa phương hoặc vùng lân cận như Sin Suối Hồ, Sa Pa… để bà con dân bản có thể phục vụ du khách một cách chuyên nghiệp.

Bí thư Chi bộ Lù Văn Páo hướng dẫn bà con cách thức bài trí phòng ngủ tại homestay

Mặc dù mới nhậm chức được 1 năm, nhưng Bí thư chi bộ trẻ đã được khen thưởng cá nhân về việc Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021; được UBND huyện Tam Đường khen thưởng vì Hoàn thành xuất sắc trong công tác bầu cử nhiệm kỳ 2021-2022. Tập thể chi bộ được khen thưởng Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021; khen thưởng Công tác dân vận khéo; khen thưởng Công tác phòng chống dịch Covid-19.

Nói về người Bí thư Chi bộ trẻ tuổi của b ản, anh Phàn A Pao nhận xét: “Lù VănPáo trẻ tuổi nhưng làm tốt lắm, biết hướng dẫn vàcùng bà con làm du lịch cộng đồng để cuộc sống ấm no”. 

Anh Tẩn A Diêu, chủ một gia đình làm homestay của bản cho hay: “Tuần nào gia đình anh cũng đón 2-3 đoàn khách, thường lượng khách chủ yếu tập trung vào cuối tuần. Thêm việc phục vụ ăn uống cho khách nên thu nhập cũng tốt hơn nhiều so với những năm trước kia”. Còn anh Hoàng Văn Man, đang gấp rút làm thêm mộtcăn bếp để phục vụ khách du lịch,  phấn khởi vì “Từ ngày nghe lời cán bộ làm du lịch nên thu nhập của gia đình tôi tăng lên rõ rệt so với làm nương, làm ruộng trước đây”.

 Đời sống dân bản ngày càng ấm no, hạnh phúc

Nằm trên độ cao gần 1.500m so với mực nước biển, với địa hình núi cao, thời tiết thất thường nên  những năm trước đây, đời sống người dân bản Sì Thâu Chải rất khó khăn. Nhưng nhờ biết tậndụng nhữnglợi thế, nhưkhí hậu trong lành, mát mẻ, bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc phong phú, Đảng bộ và chính quyền địa phương, đã biến bản làng vùng cao Sì Thâu Chải thành bản du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách. 

Bí thư Lù Văn Páo cho biết, hằng năm Sì Thâu Chải đón trên 11.000 lượt khách, có khoảng 700 khách nghỉ lại qua đêm tại các gia đình làm homestay. Sì Thâu Chải là một trong những điểm nhấn trong hệ thống các điểm đến du lịch cộng đồng, du lịch khám phá tại Lai Châu. Nhiều gia đình không làm homestay, nhưng do sân vườn rộng, vẫn được hưởng lợi từ khai thác du lịch qua việc phục vụ ăn trưa, ăn tối và lửa trại đêm cho du khách, bởi vậy, dân bản rất đoàn kết, nhắc nhở nhau có ý thức xây dựng thôn bản sạch đẹp, văn minh để làm du lịch lâu dài. Trong niềm vui chung của người dân bản Dao Sì Thâu Chải, tôi thấy ánh mắt người bí thư chi bộ trẻ tuổi lấp lánh. Hẳn là anh đang rất hạnh phúc vì bản làngnay đã đổi thay, đời sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc! 

HOÀNG HƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top