Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Ý chí phi thường vượt số phận

Thứ Sáu 30/09/2022 | 10:50 GMT+7

VHO- Sáng nay trời mưa to. Ngủ dậy, vào báo mạng để đọc tin về bão miền Trung. Tuy cường độ, cấp độ bão số 4 khi vào miền Trung đã suy giảm nhưng thiệt hại về của cải, vật chất là rất lớn lao. Miền Trung ngàn đời nay luôn gian lao, khó nhọc mỗi khi mùa mưa bão đến và miền Trung ngày nay vẫn luôn kiên cường từng bước đối mặt và vượt qua…

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - một tấm gương về nghị lực và truyền cảm hứng

 Nhận tin Nhà giáo khuyết tật Nguyễn Ngọc Ký mất, tôi thấy mình như mất đi một đồng nghiệp, một người thầy thân quen, đáng kính mà tôi chưa bao giờ có may mắn gặp mặt. Với góc độ là một giáo viên đang công tác trong ngành, tôi cho rằng, thầy Nguyễn Ngọc Ký mất đi, ngành giáo dục đã mất đi một nhà giáo đã trở thành biểu tượng cho ý chí, nghị lực, nỗ lực phi thường vươn lên hoàn cảnh, vượt lên số phận để cống hiến cho đời.

Thời học cấp 1, thế hệ chúng tôi đã được biết, được xem những hình vẽ minh họa, được đọc những bài thơ rất quen thuộc của ông trong sách giáo khoa. Khi học sư phạm và trở thành những nhà giáo thì hình ảnh của ông như tiếp thêm cho chúng tôi nguồn năng lượng để vượt khó, vượt khổ và an tâm theo nghiệp phấn trắng, bảng đen đến tận bây giờ. Sinh ra và lớn lên, ai cũng muốn mình có một cơ thể lành lặn để học, để sống và làm việc một cách bình thường. Nghiệm trong cuộc đời, những ai không may mắn bị khuyết tật bẩm sinh hay từ những rủi ro của bệnh tật, tai nạn, đa số họ đều có một ý chí, một khát vọng không muốn đầu hàng với khiếm khuyết, dù “tàn” nhưng không muốn “phế”. Có lẽ ông trời chẳng cho ai tất cả và cũng chẳng lấy đi của ai tất cả và nhiều người khuyết tật đã tìm thấy chút hạnh phúc bình dị trong khổ đau.

Ở những người bị mù, câm, điếc, cụt tay và chân, ở họ luôn tiềm ẩn và tiềm năng một ý chí hơn nhiều những người lành lặn. Như một sự bù trừ, mắt mù thì có tai thính, miệng bị câm thì có mắt để tinh, tay bị liệt thì vẫn còn đôi chân để đi, để cầm, để viết. Người ta thường nói “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Thầy Nguyễn Ngọc Ký đã biến cái “khó” thành cái “giàu” - điều mà nhiều người lành lặn không dễ gì làm được.

Khi tay bị liệt, chỉ còn điểm tựa cuối cùng là đôi chân thay tay để làm việc. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký chính là một trong nhiều người khuyết tật đã làm được nhiều điều kỳ diệu để học, để viết, để dạy nhiều thế hệ học trò. Tôi vẫn tin, những ai đã từng được thầy Ký dạy, đều được Thầy truyền cảm hứng biết chinh phục hoàn cảnh, vượt khó, vượt khổ để học và nên người. Trong bối cảnh hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực đổi mới “căn bản và toàn diện”, nhiều tác động tiêu cực của đời sống kinh tế xã hội đã tạo nên nhiều sự bất cập với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã không chịu được áp lực và yêu cầu của xã hội. Họ đã xin nghỉ hưu trước tuổi để an tâm, an phận, an nhàn trong đời thường.

Tất cả những gì mà Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã làm, đã vượt lên hoàn cảnh và số phận để cống hiến cho nghề, vì ngành luôn là điều mà tôi và các đồng nghiệp cần trăn trở. Một nhà giáo có sức khỏe và trí tuệ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, nhưng chưa đủ. Một ý chí vượt khó và một trái tim biết yêu thương, tận hiến của một nhà giáo sẽ tạo nên dấu ấn khó phai mờ trong tiềm thức của nhiều thế hệ học trò.

Trong một lần lên công tác ở tỉnh Sơn La vào tháng 8 năm 2022, tôi đã rất ấn tượng về một câu nói được treo trang trọng trong phòng làm việc của Sở GD&ĐT Sơn La là “Chất lượng giáo dục bắt đầu từ trái tim mỗi nhà giáo”. Đó mới chính là nhân tố quyết định đến sự thành công của một nhà giáo, của một ngôi trường và của ngành giáo dục và đào tạo.

Trái tim của thầy Nguyễn Ngọc Ký đã ngừng đập nhưng hình ảnh và cuộc đời của thầy, trí tuệ và nhân cách của thầy luôn là một tấm gương cho nhiều nhà quản lý giáo dục, đội ngũ các nhà giáo luôn cần tự soi mình để cống hiến với nghề cao quý mà xã hội đã tôn vinh.

Một lần nữa xin vĩnh biệt Thầy - một biểu tượng cho ý chí phi thường vượt số phận của ngành giáo dục Việt Nam. 

TRẦN TRUNG HIẾU

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top