Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Công nghệ góp phần minh bạch hóa công tác tuyển sinh

Thứ Hai 03/10/2022 | 10:32 GMT+7

VHO- Trong 620.477 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung, số trúng tuyển chính thức sau đợt 1 là 567.018 em (trong đó 3.580 trúng tuyển CĐ Sư phạm), đạt tỷ lệ 91,4%. Tính đến 17h ngày 30.9, có 463.440 thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến, đạt tỷ lệ 81,7%.

 

 Sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nhập học Ảnh: DUY THÀNH

Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho thí sinh

Thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2022, việc ứng dụng công nghệ trong công tác tuyển sinh đã được triển khai đồng bộ, triệt để từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển, nộp phí xét tuyển, xác nhận nhập học. Có thời điểm có tới hàng trăm ngàn lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian trên Cổng thông tin tuyển sinh và Cổng dịch vụ công quốc gia. Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, đảm bảo việc minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống.

Ngoài ra, xét tuyển chung cũng hạn chế tình trạng một thí sinh trúng tuyển vào quá nhiều trường, làm mất cơ hội của những thí sinh khác. Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, xử lý nguyện vọng chung tạo ra sự bình đẳng, công bằng cho thí sinh và cho các cơ sở đào tạo. Đến nay, trên 80% thí sinh đã xác nhận nhập học trên hệ thống, cho thấy tỷ lệ thí sinh ảo đã giảm mạnh so với nhiều năm trước.

Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung giúp đẩy mạnh sự minh bạch trong công tác tuyển sinh. Bộ GD&ĐT có cơ sở dữ liệu toàn bộ, đầy đủ, chính xác về kết quả tuyển sinh của các trường, là công cụ hữu hiệu để phân tích chính sách, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh những bất cập, hạn chế.

Quá trình triển khai công tác tuyển sinh năm 2022 cũng đã giúp phát hiện những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn như việc có trường tổ chức xét tuyển sớm dành tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ quá nhiều; có trường không chủ động xác định được số lượng thí sinh nhập học dẫn đến vượt chỉ tiêu, nên phải giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, dẫn tới trúng tuyển bằng điểm thi tăng.

Theo Bộ GD&ĐT, đến thời điểm hiện tại, mặc dù còn một vài sai sót, nhưng có thể khẳng định kỳ tuyển sinh năm nay đã thành công, những đổi mới trong quy chế tuyển sinh và hệ thống công nghệ đã mang lại những kết quả như kỳ vọng, đó là: Công bằng, hiệu quả và minh bạch.

Đã có trên 80% thí sinh xác nhận nhập học

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có trên 80% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học, các năm trước con số này là 63%; riêng năm 2021 chỉ đạt 55,3% thí sinh trúng tuyển nhập học. Kết quả trúng tuyển của thí sinh được công bố dựa trên các thông tin từ dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp THPT, cơ sở dữ liệu ngành, do thí sinh cung cấp (khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên) và các dữ liệu khác cùng các quy định tuyển sinh của cơ sở đào tạo. Năm nay không còn tình trạng thí sinh nhận được giấy báo trúng tuyển từ nhiều trường mà thí sinh không đăng ký.

Toàn hệ thống có hơn 300 cơ sở đào tạo (bao gồm cả phân hiệu trường đại học và trường cao đẳng); 18.000 mã xét tuyển (theo ngành đào tạo và phương thức tuyển sinh); 620.000 thí sinh đăng ký xét tuyển và 3,1 triệu nguyện vọng. Dù có những thời điểm quá đông lượt truy cập, việc xuất hiện một số vấn đề phát sinh hay sai sót là không thể tránh khỏi, nhưng các vấn đề sai sót đã được khắc phục kịp thời, không ảnh hưởng tới quy trình, kết quả xét tuyển. Đến nay, hầu hết các trường hợp thí sinh có sai sót đã được giải quyết, số còn lại đang được các trường tiếp tục rà soát và xử lý, qua đó đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của thí sinh.

Về việc tuyển sinh sớm ở một số trường, Bộ GD&ĐT cho rằng, ở một góc độ nào đó gây mất công bằng cho thí sinh, không lựa chọn được các thí sinh có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, chính việc xét tuyển sớm yêu cầu thí sinh phải nộp hồ sơ vào nhiều trường, với nhiều thủ tục khai báo và các minh chứng kèm theo, trong khi theo quy định thí sinh vẫn phải khai báo trên hệ thống chung, từ đó gây nhiễu loạn thông tin, làm cho thí sinh nhầm lẫn, sai sót.

Trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm 2022, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá và tổng kết những mặt được, chưa được và hướng khắc phục, trong đó có việc các trường cần hoàn thiện phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.

Hiện Hệ thống tuyển sinh vẫn đang tiếp tục hỗ trợ thí sinh xác nhận nhập học và xét tuyển bổ sung. Tất cả những vướng mắc, không thuận lợi trong quá trình triển khai đã được Bộ GD&ĐT ghi nhận, phân tích, để hoàn thiện quy trình tuyển sinh cho năm 2023 và các năm tiếp theo.

HOÀNG HƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top