Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Hành trình trở thành “ông chủ” của chàng trai khuyết tật

Thứ Hai 17/10/2022 | 09:47 GMT+7

VHO- Từ người mang hồ sơ đi khắp nơi xin việc và đều bị từ chối với lý do “không đáp ứng được nhu cầu lao động”, đến nay anh Trần Thành Trung (31 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã mở được cơ sở đào tạo nghề miễn phí và tạo cơ hội việc làm cho nhiều người đồng cảnh.

Giám đốc Trần Thành Trung (ngoài cùng bên trái) đang hướng dẫn cho các học viên là NKT

 Là một trong 50 người được vinh danh tại chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt năm 2022 vừa qua, Trần Thành Trung không ngại chia sẻ về cuộc sống và những khó khăn mà người khuyết tật (NKT) bẩm sinh như anh phải đối mặt.

Sinh ra và lớn lên tại Thái Nguyên, từ lớp 1 đến lớp 7, hằng ngày Trung được bố mẹ đưa đón đến trường, sau đó, bố chế một chiếc xe 3 bánh để em tự đi trong suốt những năm học còn lại. Mặc dù hạn chế trong việc di chuyển, nhưng Trung đã thực hiện được ước mơ bước chân vào cánh cổng Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên (khoa Quản trị - Văn phòng - Lưu trữ). Hy vọng bao nhiêu thì khi ra trường Trung lại thất vọng bấy nhiêu. “Tôi nộp tới 23 bộ hồ sơ nhưng đều bị từ chối với lý do NKT không thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhiều nơi, hồ sơ đã được duyệt nhưng đến vòng phỏng vấn thì họ lắc đầu, hoặc có nơi chưa cần nhìn hồ sơ, thấy tôi đi xe lăn đã từ chối”, Trung nhớ lại.

Xác định khiếm khuyết cơ thể là rào cản để có được việc làm, một mặt Trung vẫn nuôi hy vọng và tiếp tục gửi đơn xin việc đến nhiều công ty, cơ quan, trường học, một mặt anh tự mày mò học sửa chữa, mua bán máy vi tính, cài đặt phần mềm... Tuy nhiên, công việc kinh doanh cần nhiều sức khỏe, nên đến năm 2016 Trung đã nộp hồ sơ tại một công ty dịch thuật ở Hà Nội và được nhận vào làm việc. Thế là anh từ Thái Nguyên xuống Thủ đô lập nghiệp.

Dù chỉ nhận được mức lương 3 triệu/tháng, thấp hơn gần nửa so với đồng nghiệp, nhưng chàng trai trẻ không hề nản lòng. Anh được Giám đốc công ty hướng dẫn làm SEO web (đẩy từ khóa lên Google), sau đó, anh tự mày mò học hỏi và đạt được những thành công nhất định. Đến năm 2020, Trung đã kinh qua 4-5 công ty với mức lương lên đến 12 triệu đồng/tháng. “Khi dịch Covid-19 xảy ra, công ty giảm nhân sự và tôi đương nhiên nằm trong danh sách ấy. Không thể xin việc ở đâu nên tôi đã quyết định mở công ty của riêng mình”, Nguyễn Thành Trung chia sẻ.

Công ty TNHH TĐT Digital ra đời trong hoàn cảnh ấy với 11 thành viên đều là NKT. Trung đồng cảm và chia sẻ với những người khiếm khuyết giống mình nên tạo mọi điều kiện để họ được đào tạo nghề thiết kế web, thiết kế nội dung miễn phí và có cơ hội việc làm. “Chính sách của Đảng và Nhà nước đã có nhiều sửa đổi tạo thuận lợi hơn cho NKT, tuy nhiên, bản thân NKT cũng phải tự mình thay đổi để phù hợp và đáp ứng yêu cầu của xã hội. Ở công ty, tôi đã đào tạo cho nhiều lứa học viên, nhưng các bạn có nhu cầu được đào tạo trình độ chuyên môn cao còn ít, bởi đôi khi họ vẫn chưa cố gắng hết mình. Mong rằng, tới đây sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ NKT hơn trong lĩnh vực khởi nghiệp, hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề trình độ cao để họ tự tin hoà nhập cộng đồng”, Giám đốc Cty TNHH TĐT Digital bày tỏ.

Theo số liệu của Hội NKT Hà Nội, hiện TP có hơn 109.000 NKT, trong đó khoảng 30.000 người có khả năng lao động, nhưng chỉ hơn 9.600 người có việc làm - một con số quá ít ỏi. Nhiều năm qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp Hội NKT TP Hà Nội, Hội NKT của 30 quận, huyện, thị xã và các tổ chức, doanh nghiệp, xây dựng các giải pháp nhằm hỗ trợ NKT tìm kiếm cơ hội việc làm. Đến nay, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức được 102 phiên giao dịch việc làm có tuyển dụng lao động là NKT; tư vấn cho 7.185 lượt NKT về chính sách pháp luật lao động, việc làm; tư vấn định hướng nghề nghiệp cho 744 NKT và giới thiệu việc làm cho 2.457 người. Cùng với đó, Trung tâm đã tham gia đào tạo được cho Hội NKT TP Hà Nội hơn 45 tư vấn viên đồng cảnh về kỹ năng tìm kiếm việc làm và xây dựng kế hoạch tìm việc.

Theo các chuyên gia, NKT gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm việc vì thiếu kỹ năng, kiến thức; cùng với đó, tâm lý tự ti, mặc cảm cũng là rào cản hạn chế cơ hội của họ. Mặt khác, dù Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng lao động là NKT, nhưng các công ty lại không mặn mà vì thiếu chính sách, cơ chế hỗ trợ lao động là NKT và hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng lao động là NKT. 

 NGUYÊN KHANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top