Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Tôn vinh những người phụ nữ “ve chai”

Thứ Ba 18/10/2022 | 20:36 GMT+7

VHO- Ngày 18.10, “Lễ tôn vinh những phụ nữ thầm lặng nghề ve chai” đã diễn ra tại Hà Nội. Họ là những lao động phi chính thức nhưng hằng ngày thu gom các loại rác thải tái chế để góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những đóng góp ấy chưa được ghi nhận một cách nghiêm túc.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10,  Công ty cổ phần VietCycle (VCC) phối hợp với công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh những phụ nữ thầm lặng nghề ve chai Hà Nội. Từ năm 2021, 2 đơn vị này đã triển khai chương trình “Hồi sinh rác thải nhựa” hướng đến mục tiêu phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải nhựa nhằm thúc đẩy mô hình Kinh tế Tuần hoàn, đồng thời nâng cao điều kiện làm việc, an toàn lao động, sức khỏe và cuộc sống cho lao động nữ phi chính thức trong chuỗi giá trị.

Ban tổ chức tặng quà và hoa chúc mừng những phụ nữ làm nghề "ve chai"

Chương trình đã thành công xây dựng hệ thống thu gom trên địa bàn Hà Nội thông qua tuyển chọn và xây dựng các đại lý thu gom trên đường phố, các trạm thu gom lớn, mạng lưới lao động ve chai tự do với hơn 1.200 người lao động. Đồng thời, chương trình cũng đã triển khai các hoạt động huấn luyện – truyền thông đến các hội thu gom, trạm thu gom, đại lý ve chai, và người lao động ve chai tự do, giúp mọi người nắm bắt các thông tin về việc đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn lao động, và hỗ trợ thiết bị bảo hộ trong quá trình thu gom rác thải nhựa. Điều này giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Đến nay, chương trình cũng đã thực hiện phân loại và thu gom hơn 12.000 tấn rác thải nhựa trong thời gian qua.

Là một trong số những lao động ve chai tự do tham gia trong chương trình “Hồi sinh rác thải nhựa”, chị Bùi Thị Chín, quê quán tại Nam Định chia sẻ: “Nghề thu gom phế liệu của chúng tôi không có thời gian cố định, không có thu nhập ổn định. Chúng tôi cũng “làm bạn” với rác mỗi ngày nhưng trước đây ít quan tâm đến vấn đề vệ sinh. Từ khi tham gia vào chương trình, tôi và các chị em đã được hỗ trợ thiết bị bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi rất cảm ơn và mong có nhiều chị em ve chai như chúng tôi cũng sẽ được tham gia chương trình này”. Chị Nguyễn Thị Vân (Hà Nội) cũng bộc bạch: “Trước đây tôi chỉ phân loại và thu gom rác thải theo thói quen. Nhưng hiện nay, tôi được hướng dẫn cách phân loại từng loại rác thải cho đúng cách để giúp công tác xử lý rác sau này tốt hơn. Tôi cũng được gặp gỡ và chia sẻ nỗi niềm với các chị em cùng làm nghề, được tặng các sản phẩm vệ sinh trong các chương trình huấn luyện, được hiểu vai trò của công việc mà mình đang làm nên bao nhiêu vất vả cũng biến mất”.

Hằng ngày phụ nữ "ve chai" vẫn âm thầm thu gom rác thải nhựa tái chế

Theo Tổ chức Nông nghiệp & Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam, Việt Nam thuộc top 10 quốc gia hàng đầu thải khoảng 13 triệu tấn rác nhựa ra đại dương mỗi năm. Tuy nhiên, việc hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa đang gặp nhiều khó khăn bởi thói quen và sự tiện lợi trong cuộc sống của người dân, vì vậy cần mang rác thải nhựa quay lại phục vụ nền kinh tế, không để tồn tại ngoài môi trường mà biến thành nguồn tài nguyên tái sinh.

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), ước tính hơn 30% lượng rác thải tại Việt Nam được thu gom thông qua kênh phi chính thức. Vì vậy, lực lượng lao động thu gom phế liệu tự do đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phân loại và thu gom rác thải nhựa. Phát biểu tại chương trình, bà Lê Thị Hồng Nhi – Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam cho rằng, đa phần lực lượng tham gia vào hoạt động phân loại và thu gom rác thải là các chị em phụ nữ. Các chị chính là những “sứ giả” môi trường, là nguồn lực to lớn trên hành trình làm sạch, làm đẹp cho đất nước. “Việc tạo điều kiện để các chị em tham gia vào chương trình “Hồi sinh rác thải nhựa” chính là góp phần trao quyền, trao cơ hội cho phụ nữ phát triển, tạo giá trị gia tăng tích cực cho xã hội và cộng đồng, từ đó nâng cao vị thế của nữ giới trong gia đình và xã hội, góp phần thúc đẩy cam kết bình đẳng giới”, bà Lê Thị Hồng Nhi nói.

Tại buổi lễ, các cô, các chị cũng đã chia sẻ về những khó khăn, vất vả và những tủi hờn trong nghề cũng như mong ước nhỏ bé của mình; đồng thời, bày tỏ sự cảm ơn khi công việc của mình được ghi nhận, quan tâm. Tại sự kiện, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách tăng cường hỗ trợ lao động khối phi chính thức, đặc biệt lao động nữ.

Q.HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top