Tổng Bí thư: Triển khai Nghị quyết góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá đối với "miền Đông gian lao mà anh dũng"

VHO- Sáng nay 23.10, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tổng Bí thư: Triển khai Nghị quyết góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá đối với

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ trì Hội nghị

Cùng chủ trì Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.

Dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng; Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trong Khu vực…

Tại Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã báo cáo những nội dung chủ yếu của Nghị quyết và dự thảo Chương trình hành động của Ban cán sự Đảng Chính phủ triển khai Nghị quyết.

Nghị quyết xác định mục tiêu đến năm 2030: Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trưng tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại. Cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển đứng đầu cả nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tụ, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Đời sống vật chất, tinh thần cửa người dân được cải thiện rõ nét và dẫn đầu cả nước. TP.HCM phải là thành phố văn minh, hiện đại, năng động sáng tạo, là nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đến sinh sống và làm việc; trung tâm tài chính quốc tế, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực châu Á, đóng vai trò là cực tăng trưởng của vùng; nơi tập trung của các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới.

Tổng Bí thư: Triển khai Nghị quyết góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá đối với

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Tầm nhìn đến năm 2045: Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á. TP.HCM là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng; nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trí thức trẻ đến sinh sống và làm việc; nơi tập trung các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường, củng cố vững chắc.

Nghị quyết cũng đề ra 6 giải pháp tổng thể và yêu cầu các cấp uỷ tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân cả nước, nhất là các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. Phát huy cao độ vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của xã hội, sự tham gia tích cực của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Nghị quyết.

Tổng Bí thư: Triển khai Nghị quyết góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá đối với

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích vì sao vào lúc này Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về vùng Đông Nam Bộ, khẳng định vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Với những tiềm năng, lợi thế vượt trội, Vùng luôn là trung tâm đổi mới, năng động, sáng tạo hàng đầu của cả nước; là đầu tàu kinh tế và trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ lớn nhất cả nước với hạt nhân là đô thị đặc biệt TP.HCM - trung tâm lớn nhất về kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; động lực, có sức hút và sức lan toả lớn của vùng.

Tổng Bí thư cho biết, với những tiềm năng, lợi thế vượt trội, thời gian qua các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân trong vùng đã phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng và tinh thần đổi mới, sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, liên tục phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nổi bật là: Năm 2020, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của vùng Đông Nam Bộ tăng gấp 4,9 lần so với năm 2005 và 2,6 lần so với năm 2010, vượt mục tiêu đề ra. Vùng Đông Nam Bộ đã đóng góp 32% GDP của cả nước, 44,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 cao nhất cả nước. Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng nhanh; tỉ trọng khu vực dịch vụ vượt mục tiêu đề ra; tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao nhất cả nước…

Tuy nhiên, sau 17 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị khoá IX và khoá XI kinh tế - xã hội của vùng còn nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức lớn: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Một số chỉ tiêu quan trọng đề ra chưa đạt được. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng có xu hướng chậm lại và thấp hơn cả nước; đóng góp vào tổng thu ngân sách nhà nước giảm; tốc độ tăng năng suất lao động thấp; việc triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm, mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng, còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ, là điểm nghẽn cản trở sự phát triển.

Tổng Bí thư: Triển khai Nghị quyết góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá đối với

Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo những nội dung chủ yếu của Nghị quyết và dự thảo Chương trình hành động của Ban cán sự Đảng Chính phủ triển khai Nghị quyết

Trong khi đó, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; đồng thời định hướng phát triển vùng theo hướng: "Khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới.

"Tình hình thực tế trên đây đã đặt ra yêu cầu phải khẩn trương, nghiêm túc tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX; Kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI và nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị quyết mới về vấn đề đặc biệt quan trọng này, góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn phát triển mới. Đây cũng là việc làm rất có ý nghĩa đối với "miền Đông gian lao mà anh dũng", luôn là đầu tầu, động lực phát triển của cả nước trong hơn 35 năm đổi mới vừa qua; cũng như đối với miền Nam thành đồng của Tổ quốc, Nam Bộ mến yêu, cách mạng và anh hùng", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Đề cập về những ý tưởng mới, tinh thần mới, nội dung mới của Nghị quyết Bộ Chính trị lần này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ 3 điểm đáng chú ý. Thứ nhất, Nghị quyết lần này đã quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; kế thừa, bổ sung, phát triển các quan điểm của Nghị quyết số 53-NQ/TW thành những quan điểm chỉ đạo mới, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới. Ở đây có nhiều nội dung thể hiện rất rõ tinh thần đổi mới, ý chí rất cao của Đảng ta quyết tâm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá trong việc phát triển vùng Đông Nam Bộ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

"Để tạo ra được sự chuyển biến có tính đột phá trong việc phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, lợi thế của vùng và khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong thời gian qua, Nghị quyết lần này tiếp tục khẳng định vị trí chiến lược và vai trò đặc biệt quan trọng của vùng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Yêu cầu phải phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với vị trí, vai trò chiến lược của vùng động lực phát triển lớn nhất, đầu tầu kinh tế của cả nước; coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt của cả hệ thống chính trị, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước”, Tổng Bí thư khẳng định.

Tổng Bí thư: Triển khai Nghị quyết góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá đối với

Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội

Bộ Chính trị đặc biệt nhấn mạnh: Cần phải đổi mới mạnh mẽ, năng động, sáng tạo hơn nữa, tạo chuyển biến có tính đột phá trong việc tiếp tục xây dựng và phát triển vùng Đông Nam Bộ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò đầu tầu trong liên kết phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.

Trong đó, TP.HCM là thành phố kinh tế tri thức, trung tâm tài chính quốc tế, là điểm đến của tầng lớp trung lưu, trí thức, nhất là trí thức trẻ, đến sinh sống và làm việc; có trình độ phát triển ngang tầm với các thành phố lớn ở khu vực châu Á, đóng vai trò là một cực tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Điểm lưu ý thứ 2 là về mục tiêu và tầm nhìn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, đây là nội dung hoàn toàn mới của Nghị quyết lần này của Bộ Chính trị, theo đó, Nghị quyết 24 đã xác định rất rõ mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cho cả vùng Đông Nam Bộ và điểm lưu ý thứ 3 Tổng Bí thư nhấn mạnh về nhiệm vụ và giải pháp, khi Nghị quyết lần này đề ra khá đầy đủ, đồng bộ và mới mẻ các giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, bao gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về phát triển nhanh, bền vững, tạo bước đột phá trong kinh tế vùng; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị; về phát triển văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị;... với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, nhằm thực hiện thành công các đột phá chiến lược về thể chế, chính sách vượt trội; về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; và về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý - vốn đang là những khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay của Vùng, đặc biệt là TP.HCM.  

Vấn đề thứ 3 được Tổng Bí thư tập trung phân tích và làm rõ trong bài phát biểu chỉ đạo tại hội nghị là phải làm gì và làm như thế nào, để thực hiện cho bằng được và có kết quả cụ thể Nghị quyết của Bộ Chính trị lần này.

Nêu rõ 5 yêu cầu đối với các địa phương trong vùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, bên cạnh việc phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết, nắm thật vững những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm; trên cơ sở đó có sự thống nhất cao về ý chí, quyết tâm của cả nước, của toàn vùng, của từng địa phương trong Vùng; của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; thì điều quan trọng cần đặc biệt lưu ý là trên cơ sở đổi mới về tư duy và nhận thức, phải đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển vùng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị, tăng cường, nâng cao, làm tốt hơn nữa công tác xây dựng bộ máy tổ chức và cán bộ; nâng cao năng lực và chất lượng lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp uỷ, tổ chức đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Thực hiện nghiêm Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, tiên phong, gương mẫu về đạo đức và lối sống. Thực hiện nghiêm các chủ trương về đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, trong sạch. Giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ.

Tổng Bí thư: Triển khai Nghị quyết góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá đối với

Tổng Bí thư: Triển khai Nghị quyết góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá đối với

Tổng Bí thư: Triển khai Nghị quyết góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá đối với

Dự Hội nghị tại điểm cầu Bộ VHTTDL có các Thứ trưởng: Trịnh Thị Thuỷ, Hoàng Đạo Cương; lãnh đạo các Tổng Cục, Cục, Vụ… và các đơn vị chức năng thuộc Bộ

 

TÙNG QUANG; ảnh: TRẦN HUẤN

Ý kiến bạn đọc