Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Cùng đồng bào Khmer vui hội Ok Om Bok

Thứ Hai 31/10/2022 | 10:10 GMT+7

VHO- Tại không gian làng dân tộc Khmer, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Khmer đến từ tỉnh Trà Vinh về tham gia hoạt động tháng 10 “Ấn tượng Miền Tây” đã tổ chức tái hiện Lễ hội Ok Om Bok - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chủ trì buổi lễ vừa đút cốm dẹp vừa hỏi ước nguyện của các em

 Tại chương trình, đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh đã giới thiệu tới du khách quy trình tổ chức lễ hội cúng Trăng gồm: Quy trình chế biến các lễ vật, làm đèn gió, hoa đăng; các nghi lễ Cúng Trăng và thả đèn gió, hoa đăng.

Tại không gian giới thiệu quy trình chế biên lễ vật cúng Trăng, đồng bào đã trình diễn các công đoạn làm cốm dẹp từ đập lúa, rang lúa nếp, giã cốm, sàng cốm đến công đoạn cuối là chế biến cốm dẹp bằng cách cho một ít nước dừa để làm mềm hạt cốm, pha trộn đường cát cho thêm vị ngọt, trộn chút dừa nạo cho thơm và như vậy là đã có cốm dẹp để cúng Trăng. Bên cạnh cốm dẹp, còn có các loại củ, quả như cam, quýt, bưởi, dừa, khoai mì, khoai lang, khoai môn và các loài hoa như hoa cúc, hoa vạn thọ được bà con cắm lên thân cây chuối để đưa lên bàn thờ.

Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật, đồng bào thực hiện các nghi lễ cúng Trăng. Vào đêm rằm tháng 10, những lễ vật được bày lên bàn thờ, khi trăng lên khỏi rặng cây trước ngõ, bà con bắt đầu tiến hành nghi lễ. Nghi lễ cúng Trăng diễn ra theo từng hộ gia đình, hoặc vài hộ gia đình sinh sống liền kề. Trong nghi lễ này, chủ trì buổi lễ là cụ ông, trụ cột của gia đình hoặc người có uy tín trong xóm, tiếp đến là trẻ con, thanh niên, thiếu nữ, các bậc phụ huynh của trẻ con cùng tham dự.

Nghi lễ được diễn ra theo trình tự: Đầu tiên, chủ trì buổi lễ cầu nguyện các vị chư thiên, các vị thần bảo hộ cùng chứng giám đêm hội cúng trăng. Sau khi cầu nguyện, cúng bái xong, chủ trì buổi lễ vừa đút cốm dẹp và quả chuối vào miệng các em thiếu nhi và thanh thiếu niên, vừa hỏi ước nguyện của các em trong tương lai, những ước mơ của các em được xem là tiền đề để các bậc phụ huynh làm cha, làm mẹ lưu tâm, tạo điều kiện để các em sau này. Sau khi thực hiện xong nghi lễ cúng trăng, là nghi thức thả đèn gió nhằm gửi gắm những ước nguyện của con người về mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ đến với Thần Mặt Trăng. Trong đêm cúng Trăng, bà con còn thả hoa đăng xuống ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch tùy theo địa hình nơi cư trú nhằm tỏ lòng biết ơn đến Thần Nước, hay Mẹ Nước là cội nguồn của sự sống. Sau khi tổ chức giới thiệu xong các nghi lễ, bà con cùng nhau múa hát, mừng mùa màng bội thu, mừng cuộc sống ấm no bình an.

Việc tái hiện Lễ hội Ok Om Bok tại “ngôi nhà chung” đã góp phần giới thiệu một trong những lễ hội đặc sắc, đồng thời quảng bá văn hóa của người Khmer đến với cộng đồng các dân tộc cũng như du khách tham quan tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. 

H. YẾN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top