Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nhìn từ Liên hoan Nghệ thuật Múa TP.HCM 2022: Vẫn an toàn trong vỏ kén

Thứ Hai 31/10/2022 | 10:44 GMT+7

VHO- Liên hoan Nghệ thuật Múa TP.HCM mở rộng lần VII - năm 2022 do Hội nghệ sĩ Múa TP tổ chức vừa tổng kết và trao giải thưởng cho các tác phẩm và nghệ sĩ xuất sắc nhất. Nhìn từ Liên hoan, có thể khẳng định nghệ thuật múa phía Nam đang chuyển biến tích cực, song đâu đó vẫn còn những vấn đề cần rút kinh nghiệm.

 Tác phẩm múa “Hai thương một chờ” (Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch TP.HCM) vừa đạt đồng thời giải A hạng mục Tác phẩm (biên đạo), vừa đạt 2 giải A hạng mục Diễn viên

Liên hoan năm nay có sự thi diễn của gần 50 tác phẩm thuộc 4 đơn vị nhà nước, 2 cơ sở đào tạo, 6 công ty, 7 vũ đoàn, 14 cơ quan, cá nhân tại TP.HCM và các tỉnh, thành… đã mang đến những thể loại múa đa dạng, màu sắc mới lạ. Khán phòng Nhà hát Thành phố nóng dần lên trong từng đêm diễn, nhiều tác phẩm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình qua tràng pháo tay kéo dài từ khán giả. Việc chuyển địa điểm từ Nhà Văn hóa Thanh niên, rồi Trường Múa TP.HCM và năm nay tại Nhà hát Thành phố đã nâng cao tính sáng tạo, quy mô cho Liên hoan, đặc biệt là tạo điều kiện cho các nghệ sĩ múa được tiếp cận và quảng bá hình ảnh tới đông đảo công chúng.

Kết quả chung cuộc, ở hạng mục Tác phẩm, 5 giải A được trao cho: Mạch nguồn (Đoàn Văn công Quân khu 7); Hai thương một chờ (Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch TP.HCM); Vòng tay (Công ty Mania Family); Con đường trên biển (Vũ đoàn Việt Hải) và Mắt bão (Công ty Múa SCBC Việt Nam), ngoài ra hạng mục này còn có 7 giải B và 9 giải C. Ở hạng mục Diễn viên, 3 giải A thuộc về: Phạm Thế Phương và Thạch Hiểu Lăng trong Hai thương một chờ (Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch TP.HCM); Nguyễn Huỳnh Như với tác phẩm Số 3 (nhóm Tổ Yến), hạng mục này còn có 4 giải B và 5 giải C. Cùng với đó, 6 diễn viên triển vọng đã nhận được giải thưởng từ nhà tài trợ.

Nhận xét chung về Liên hoan, TS.NSND Hà Thế Dũng, Phó Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cho biết: “Các tác phẩm tham dự lần này không tăng về số lượng so với những kỳ trước đó, nhưng chất lượng tác phẩm đã đem đến cho Liên hoan một diện mạo mới. Đội ngũ sáng tạo đã quy tụ được lực lượng diễn viên tham gia rất chuyên nghiệp. Mỗi tác phẩm dự thi đều có chủ đề thiết thực, màu sắc vùng miền khá rõ nét, bố cục, thiết kế sân khấu, trang phục phù hợp. Tất cả các tác phẩm được xây dựng rất công phu từ ý tưởng, nội dung, kết cấu chặt chẽ, sáng ý cùng với sự lựa chọn âm nhạc tạo nhiều cảm xúc”.

 Múa tập thể “Khai” (Vũ đoàn Việt Hải, giải B) kết hợp với nghệ thuật Hát Bội đã tạo màu sắc mới mẻ, cuốn hút người xem

Theo Hội đồng giám khảo, thể loại múa đương đại chiếm ưu thế, múa dân gian dân tộc, múa truyền thống không nhiều nhưng tiêu biểu và có chọn lọc, được đầu tư dàn dựng công phu. Hình thức múa ít người (solo, duo, múa nhỏ) chiếm tỷ lệ cao, thể loại phong phú, bám sát chủ đề vùng miền, cho thấy rõ diện mạo khởi sắc tại Liên hoan lần này. Bên cạnh đó, nhiều đề tài được xây dựng mới mẻ thể hiện rõ tính tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ ngành múa hôm nay. Không những thế, phương pháp sáng tác, tổ chức tác phẩm, năng lực diễn xuất có chọn lựa và mang tính đột phá, sáng tạo, đã khiến cho nghệ thuật múa ngày càng trở nên hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Việc lựa chọn âm nhạc của tác giả quốc tế và sự kết hợp các loại hình khác như sân khấu, hội họa, nghệ thuật đường phố, xiếc… đang là xu thế mà nhiều tác giả lựa chọn. Đặc biệt hơn khi các đề tài xã hội, đời thường cũng được đưa vào bài dự thi.

“Hai phần ba tác phẩm đều sử dụng âm nhạc nước ngoài, vận dụng đồng thời nhiều loại hình nghệ thuật trong tác phẩm múa. Hình thức này hiện đang rất hữu hiệu, hơn thế, ngôn ngữ múa đương đại cũng đang là phương tiện cấp thiết trong sáng tạo nghệ thuật múa. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra đối với nghề nghiệp là giá trị cốt lỗi của nghệ thuật múa nằm ở đâu? Việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa nước nhà, hướng giải quyết cho những năm tiếp tới sẽ ra sao?”, NSND Hà Thế Dũng tâm tư.

Theo Hội đồng giám khảo, đội ngũ sáng tạo còn biểu hiện thiếu kỹ năng nghề trong thư pháp sân khấu, kết nối nội dung còn thể hiện theo lối mòn, chưa mạnh dạn xóa bỏ suy nghĩ “an toàn” để phá cách khi xây dựng tác phẩm. Ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ múa và biên đạo có tính kết nối sắp đặt, điều kiện cần - đủ luôn được đặt ra, song vô tình đã trở thành rào cản khiến múa khó đạt đến độ thăng hoa… 

 THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top