Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đồng bào Bana làng Gia Trung thực hiện lối sống xanh

Thứ Bảy 05/11/2022 | 16:32 GMT+7

VHO- Làng Gia Trung của đồng bào Bana tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát (Bình Định) chỉ cách trung tâm hành chính xã này chừng 4km, nhưng cuộc sống của bà con gần như biệt lập so với phần còn lại của người Kinh. Chỉ là một ngôi làng nhỏ nằm lọt trong rừng sâu, với vẻn vẹn trên chục hộ nhưng hàng chục năm qua đồng bào nơi đây luôn ý thức bảo vệ môi trường, gần gũi với thiên nhiên, đặc biệt thực hiện một lối sống xanh.

Đường vào làng Gia Trung với cảnh quan xanh được bao bọc bởi cây xanh trồng dọc 2 bên đường

Theo chỉ dẫn của cán bộ xã, để đến được làng Gia Trung của đồng bào Bana chúng tôi phải băng trên con đường bê tông đi qua xóm Sơn Lãnh, thôn Thạch Bàn Tây và hướng về cánh rừng Thuận Ninh (nơi giáp ranh với cánh rừng bên kia của huyện Vĩnh Thuận) sẽ đến được làng. Theo chia sẻ của những người cao niên ở đây, đồng bào Bana sinh sống tại làng Gia Trung vốn di cư từ xã Vĩnh Hòa cũ, huyện miền núi Vĩnh Thạnh về xã miền núi Cát Sơn, huyện Phù Cát sinh sống từ năm 1982 đến nay. Thoạt đầu, chỉ có 2, 3 cặp vợ chồng sinh sống tại đây, tuy nhiên theo thời gian nhiều năm sau xuất hiện thêm những cặp vợ chồng mới, họ cùng sinh con đẻ cái, dựng vợ gả chồng rồi tách hộ khẩu hình thành những gia đình mới. Đến thời điểm hiện tại, làng Gia Trung có 14 hộ dân với 46 nhân khẩu đều là đồng bào thiểu số Bana.

Cổng nhà hộ dân là hàng hoa dâm bụt uốn vòng cung

Gia Trung, ngôi làng tuy nhỏ nằm lọt thỏm giữa thung lũng nhưng được bao bọc bởi núi rừng. Phóng tầm mắt, chúng tôi đều thấy cây xanh trồng dọc hai bên đường làng cũng như trồng xung quanh ngôi nhà của từng hộ dân. Còn nữa, cổng vào nhà một số hộ dân không phải tre, gỗ hay thanh sắc sơn màu, mà thay vào đó là hàng dâm bụt được uốn cong thành vòng cung tạo hình hài cổng nhà đã làm nên sắc thái riêng biệt cho vẻ đẹp nơi đây. Càng đi vào sâu trong làng, chúng tôi càng ngạc nhiên vì đường làng rất sạch sẽ, không có những đống rác hay bịch nilon nằm rải rác trên đường như một số nơi vùng nông thôn miền núi khác.

Để minh chứng như điều chúng tôi vừa nhìn thấy, dẫn chúng tôi tham quan một vòng xung quanh làng, ông Đinh Vừng từng là người uy tín trong làng Gia Trung chỉ tay về hướng cánh rừng Thuận Ninh chia sẻ: Bà con sống chan hòa với rừng. Tuy cuộc sống của người dân đều phụ thuộc vào rừng, nhưng ít khi làm “tổn thương. “Tôi về Gia Trung sinh sống từ năm 2000, đến nay đã được 22 năm. Mặc dù cuộc sống không sung túc giàu có, nhưng mọi điều kiện như đường xá, điện, nước, trường học đều được Nhà nước quan tâm xây dựng đầy đủ và tạo mọi điều kiện để cho con em học hành thuận lợi. Hơn hết, có đường xá giao thương buôn bán hàng hóa cũng giúp cho cuộc sống của chúng tôi no đủ hơn”, già Đinh Vừng cởi mở chia sẻ.

Để cho cuộc sống đổi thay, đồng bào Bana Gia Trung chú trọng chăn nuôi gia súc

Theo già Đinh Vừng, bởi yêu quý cuộc sống ở đây nên bà con rất ý thức bảo vệ môi trường sống cho ngôi làng, mỗi người dân trong làng đều ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng cây xanh để tạo cảnh quan vẻ đẹp thiên nhiên cho ngôi làng và cũng để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cạnh đó, bà Đinh Thị Thảo, một người dân trong làng Gia Trung sống lâu năm cho hay: Tôi thích ở đây vì không khí trong lành, núi rừng bao bọc không sợ mưa lũ hàng năm. Bà con yêu ngôi làng nên giữ gìn vệ sinh để phòng tránh bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra.

Nói về cuộc sống của đồng bào Bana làng Gia Trung, ông Nguyễn Thanh Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Sơn cho biết: Hiện nay, UBND xã mới chỉ giao đất sản xuất cho bà con chứ chưa giao đất ở. Họ đã sinh sống ở làng Gia Trung 40 năm qua. Mới đầu chỉ có 2, 3 cặp vợ chồng, sau sinh con đẻ cái, tách hộ thành gia đình riêng, họ sinh sống chủ yếu lao động nông nghiệp, trồng trọt nương rẫy, làm thuê.

Mùa ớt bay, bà con ra bìa rừng lái lượm để tăng thu nhập gia đình

Theo ông Sang, bà con ở Gia Trung có đầy đủ điện, nước, trường học, trạm y tế phục vụ sinh hoạt. Riêng vấn đề bảo vệ môi trường thì bà con ý thức chấp hành rất tốt, rác thải sinh hoạt được xử lý tại chỗ. Hơn hết, tuy UBND xã chưa đủ điều kiện đi thu gom rác ở vùng sâu, xa nhưng bà con vẫn giữ nếp sống văn minh nơi buôn làng.

PHAN HIẾU

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top