Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ưu tiên nguồn lực để đầu tư và phát triển giáo dục dân tộc

Thứ Ba 08/11/2022 | 09:20 GMT+7

VHO - Bộ GD&ĐT vừa tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 142 QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030”.

Giờ học của học sinh Trường tiểu học Thạnh Bắc A, ấp Suối Mây, xã Thạnh Bắc, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh

Cùng với đó, hội nghị tổ chức sơ kết 5 thực hiện Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên (HSSV) các dân tộc thiểu số (DTTS) rất ít người và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với khối giáo dục dân tộc.

Theo Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 17.10.2022, đã có 21 tỉnh và 1 trường đại học xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 142 QĐ-TTg. Các ý kiến tại hội nghị đều khẳng định sự quan trọng của việc dạy và học tiếng DTTS. Thực tiễn trong nhiều năm qua công tác giảng dạy tiếng DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đó, giúp học sinh DTTS phát triển năng lực ngôn ngữ, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, có tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ, có ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị ngôn ngữ, văn hoá của cộng đồng DTTS.

Đại diện một số trường đại học kiến nghị cần có sự linh hoạt trong việc cho phép các trường mở mã ngành đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng DTTS. Cùng với đó, để nhanh chóng có được nguồn giáo viên có trình độ đại học giảng dạy tiếng DTTS có thể sử dụng phương pháp đào tạo liên thông hoặc đào tạo bằng đại học thứ hai. Các trường cũng kiến nghị nên mở rộng hơn phương thức đào tạo và đối tượng được đào tạo tiếng DTTS, vì nhu cầu học tiếng DTTS ở các vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống không chỉ dừng lại ở giáo viên, HSSV.

Để triển khai tốt Quyết định 142/QĐ-TTg, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đề nghị, các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên DTTS. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng DTTS tại các cơ sở giáo dục phổ thông và TTGDTX. Bố trí kinh phí cấp phát sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học cho học sinh, giáo viên. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hoá, đặc biệt là bảo tồn ngôn ngữ của các DTTS. Đối với các cơ sở đào tạo, Thứ trưởng Ngô Thị Minh lưu ý, cần làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS, quan tâm mở mã ngành đào tạo giáo viên liên môn. Đồng thời, phối hợp với các địa phương trong việc đặt hàng đào tạo giáo viên tiếng DTTS.

Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 57/2017/NĐ-CP đã cho thấy, Nghị định đã được triển khai tích cực, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục đào tạo. Nhờ đó, các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với 16 DTTS rất ít người đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Theo đó, 100% trẻ em mẫu giáo DTTS rất ít người có nguyện vọng được học tại các trường mầm non, trường, lớp mẫu giáo công lập; 100% học sinh DTTS rất ít người được theo học các cấp học phổ thông tại các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường phổ thông công lập. Khi tốt nghiệp THCS và THPT, các em được sắp xếp theo học các bậc học cao hơn phù hợp với nguyện vọng cá nhân và trình độ học tập.

Các chính sách hỗ trợ học tập đối với học sinh DTTS rất ít người được thực hiện đảm bảo đúng đối tượng và đủ định mức. Từ tháng 7.2017 đến tháng 7.2022, đã có 104.219 lượt trẻ em, HSSV DTTS rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập.

Để tháo gỡ những khó khăn, thực hiện các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho trẻ em, HSSV các DTTS rất ít người nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo, trong thời gian tới cùng với việc thực hiện tốt các chính sách hiện hành cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển giáo dục và đào tạo đối với các DTTS rất ít người. Rà soát mạng lưới trường, lớp cơ sở giáo dục vùng DTTS và miền núi. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em, học sinh DTTS rất ít người, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát và truyền thông các chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo vùng DTTS và miền núi.

KIỀU GIANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top