Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Phát triển du lịch vùng đồng bào Khmer

Thứ Sáu 11/11/2022 | 10:51 GMT+7

VHO- An Giang là tỉnh có đông người Khmer sinh sống, tập trung nhiều ở 2 huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn. Đặc biệt, ở huyện Tịnh Biên người Khmer còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống rất đặc sắc, là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch cộng đồng, tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, có sức hấp dẫn cao đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Chùa Tà Pạ (Chùa Chưn Num) xã Núi Tô, huyện Tri Tôn là điểm du lịch tâm linh

 Một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer An Giang chính là các lễ hội như Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây (lễ vào năm mới), Píth - Sên đônta (lễ cúng ông bà), Kathina (lễ dâng y cà sa), Lễ Panh Kom San Srok (lễ cầu an)... Đặc biệt là Lễ hội Ok Om Bok (lễ đút cốm dẹp hay lễ Cúng Trăng) vào rằm tháng 10 (âm lịch), vào lễ hội này du khách về các phum sóc rộn ràng tiếng chày giã cốm dẹp. Du khách sẽ thích thú với trải nghiệm đốt lửa để rang nếp rồi tự cầm chày để giã cốm dẹp, trộn cốm dẹp với dừa, đường và thưởng thức cốm dẹp. Nếp mới dẻo thơm hòa quyện cùng vị béo của dừa, ngọt của đường du khách sẽ thật khó quên với đặc sản cốm dẹp Tabang Kh’leng.

Đến với các ngôi chùa Khmer, du khách được tham quan, tìm hiểu, chiêm bái, chiêm ngưỡng, thưởng thức, trải nghiệm không gian nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, kết cấu bài trí trong không gian văn hóa các ngôi chùa Khmer... Đặc biệt, các chùa Khmer ở Tịnh Biên còn lưu giữ các bộ kinh lá buông là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, đây là loại thư tịch cổ quý hiếm khắc chữ trên lá buông bằng tiếng Khmer cổ hay tiếng Pali. Kinh lá buông chứa đựng giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Khmer.

Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc Khmer còn có cả kho tàng văn hóa dân gian và nghệ thuật cổ truyền rất phong phú và đa dạng. Từ nghệ thuật múa dân gian, nghệ thuật tuồng cổ Rô băm, Dù kê, múa Lâm thôn, múa trống Sa dăm, múa mặt nạ chằn, biểu diễn nhạc ngũ âm... Các loại hình nghệ thuật truyền thống này được xem là kho tàng văn hóa giá trị để An Giang có thể khai thác phát triển những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Thông qua hoạt động, các câu lạc bộ văn nghệ góp phần thu hút du khách và bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa dân tộc người Khmer ở An Giang.

 Hội Đua bò Bảy Núi mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer

Ngoài ra, còn Lễ hội Đua bò Bảy Núi được tổ chức hằng năm vào dịp Lễ Píth - Sên đônta của đồng bào Khmer. Đây là một môn thể thao mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer tỉnh An Giang. Ngày hội không chỉ là dịp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất của đồng bào Khmer mà còn hội tụ người dân vùng Bảy Núi và các vùng lân cận và đông đảo du khách.

Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên, ông Nguyễn Thành Huân cho biết, vùng đất Tịnh Biên là nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, thời gian qua Tịnh Biên đã khai thác tiềm năng thế mạnh thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, là văn hóa đặc trưng của người Khmer An Giang đã thu hút khách du lịch đến với du lịch cộng đồng. “Mục tiêu của huyện không dừng lại ở đó, chúng tôi đang kêu gọi một số doanh nghiệp đầu tư vào các khu vui chơi, giải trí, các điểm nghỉ dưỡng trên núi nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú lâu dài của du khách. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thiết kế tour, tuyến kết nối những làng nghề đặc sản của huyện như đường thốt nốt An Phú, thổ cẩm Văn Giáo... Từ đó, tạo điều kiện để du khách có nhiều lựa chọn hơn thay vì đơn thuần là du lịch tâm linh hay thưởng ngoạn phong cảnh”, ông Huân nhấn mạnh.

Tiềm năng du lịch cộng đồng người Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang rất lớn, gắn liền với những nét văn hóa bản địa của cộng đồng rất độc đáo và đặc sắc không phải nơi nào cũng có, tuy nhiên, để phát triển du lịch cộng đồng người Khmer rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ tỉnh đến cơ sở. 

 PHƯƠNG MINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top