Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Giáo dục hướng tới phát triển nhân cách, đạo đức, tố chất văn hóa của con người Việt Nam

Thứ Bảy 12/11/2022 | 12:30 GMT+7

VHO – Ngày 12.11, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Hán Nôm - Khoa Văn học. Đến dự có Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá và Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Ngành Hán Nôm của nền ĐH Việt Nam được thành lập tại Khoa Ngữ văn - Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa Văn học - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội) vào năm 1972, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt nhất. Nhiệm vụ là đào tạo đội ngũ những người làm công tác sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, phiên dịch, khai thác di sản Hán Nôm, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hiến của dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

Sự ra đời của ngành Hán Nôm ở thời điểm đó đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt và thể hiện tầm nhìn xa rộng của Đảng, Nhà nước, vì tương lai lâu dài của văn hóa, học thuật nước nhà, để tương lai không bị gián đoạn với mạch nguồn nghìn năm văn hiến của tổ tiên.

GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội cho biết: Trải qua 50 năm trưởng thành và phát triển, ngành Hán Nôm (Khoa Văn học - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã trở thành một trong những cơ sở đầu ngành đào tạo đại học, sau đại học về Hán Nôm trong cả nước.

Ngành Hán Nôm đã khẳng định được vị trí của mình trong đời sống văn hóa xã hội, làm cầu nối văn hóa giữa truyền thống và hiện đại. Nhiều thế hệ giảng viên của ngành đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, có nhiều đóng góp to lớn, mang tính đặt nền móng trong sự nghiệp giảng dạy, nghiên cứu Hán Nôm ở Việt Nam.

“Hán Nôm là một trong những ngành học mang tính “đặc sản” của Nhà trường. Việc phát triển ngành học này, đưa ngành học đến gần hơn với đời sống xã hội đương đại để góp phần kết nối các giá trị văn hóa truyền thống với con người hiện tại, không chỉ là trách nhiệm nhìn từ phương diện quản lý đào tạo của Nhà trường, mà hơn hết còn thể hiện trách nhiệm quốc gia của một đơn vị đào tạo hàng đầu lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong cả nước", GS.TS Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.

Hiện nay, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là một cơ sở đào tạo ngành Hán Nôm có uy tín trong toàn quốc, ở cả ba bậc học Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Thành tựu đào tạo, nghiên cứu của ngành Hán Nôm đã góp phần gìn giữ, minh giải các tư liệu văn tự của tổ tiên để lại từ quá khứ, giúp các thế hệ hiện tại và tương lai tiếp cận với mạch nguồn văn hóa truyền thống của cha ông, qua đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để xây dựng xã hội hiện tại. Đó là cơ sở để xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) trao học bổng cho những sinh viên xuất sắc

Trong những năm gần đây, ngành Hán Nôm được tạo cơ chế, chính sách, đầu tư nguồn lực để phát triển. Đặc biệt là những chính sách hỗ trợ người học, thu hút và bồi dưỡng tài năng theo định hướng cá thể hoá, “tâm truyền” nhằm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, tâm huyết, gắn bó với công tác Hán Nôm, với sự nghiệp khai thác, bảo tồn các giá trị văn hiến cổ điển.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ niềm vui trước sự phát triển của ngành Hán Nôm. Hiện nay mục tiêu phát triển con người, phát triển nhân cách, đạo đức, tố chất văn hóa của con người Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng với ngành giáo dục. Con người trong tương lai phải bền chắc ở những giá trị cốt lõi, sống lương thiện, có văn hóa, bản sắc. Do đó, cần tiếp tục tư duy ở tầm chiến lược để phát triển ngành; tiếp tục gửi người đi đào tạo và đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu phát triển của nghiên cứu học thuật của ngành trong tương lai. Để phát triển ngành Hán Nôm nói riêng, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nói chung, cần thực hiện tốt mối quan hệ con người, phương pháp và tư liệu; trong đó nội dung tư liệu về Việt Nam, tư liệu về Hán Nôm.

Theo Bộ trưởng, hiện nay mục tiêu ngày càng trở nên quan trọng với ngành Giáo dục là phát triển con người, phát triển nhân cách, đạo đức, tố chất văn hóa của con người Việt Nam. Con người trong tương lai phải bền chắc ở những giá trị cốt lõi, sống lương thiện, có văn hóa, bản sắc.

Để tạo dựng nền giáo dục cho con người Việt trong tương lai như vậy, những lĩnh vực mang đậm giá trị nhân văn, gắn chặt với kiến tạo giá trị cốt lõi của đạo đức, nhân văn, của nghệ thuật,… có ý nghĩa quan trọng. Những người nghiên cứu xã hội nhân văn nói chung, đặc biệt là nghiên cứu về Hán Nôm, đang tiếp cận với toàn thể kí ức của dân tộc, di sản của dân tộc.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng cần tiếp tục tư duy ở tầm chiến lược để phát triển cho ngành; tiếp tục gửi người đi đào tạo và đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu phát triển của nghiên cứu học thuật của ngành trong tương lai. Thế “chân vạc” được Bộ trưởng nhắc đến để phát triển ngành Hán Nôm nói riêng, lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn nói chung, là con người, phương pháp và tư liệu; trong đó nội dung tư liệu về Việt Nam, trong đó có tư liệu về Hán Nôm.

HOÀI THƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top