Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Kon Tum: Vinh danh các Nghệ nhân ưu tú

Thứ Bảy 19/11/2022 | 06:00 GMT+7

VHO - Tỉnh Kon Tum có 14 Nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú và 1 cố nghệ nhân được truy tặng vinh dự Nhà nước Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản phi vật thể lần thứ 3, năm 2021.

Tối 18.11, tại Quảng trường 16 - 3, TP Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3, năm 2021 và bế mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ nhất, năm 2022.

Tiết mục văn nghệ chào mừng

Vinh danh các Nghệ nhân ưu tú

Tại buổi lễ, UBND tỉnh Kon Tum đã công bố Quyết định của Chủ tịch nước về việc phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân ưu tú cho 14 nghệ nhân và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân ưu túncho 1 nghệ nhân của tỉnh Kon Tum. Trong đó, 14 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú là: Nghệ nhân A Lêr, A Khul (TP Kon Tum); A Phung, Y Der (huyện Đăk Hà); A Chiêu (huyện Đăk Tô); A Huynh, Y Gáih, Y Brai, Y Nia, Y Ber, A Rĩe, Y Trieng, A Phương, A Bích (huyện Kon Rẫy); 1 nghệ nhận được truy tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú là nghệ nhân A Ôi (huyện Kon Plong).

Lãnh đạo tỉnh, Sở VHTTDL gắn huy hiệu và trao Bằng chứng nhận Nghệ nhân ưu tú cho các nghệ nhân 

Các Nghệ nhân ưu tú được phong tặng, truy tặng danh hiệu lần này đều có ít nhất 15 năm hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá dân gian truyền thống, có cống hiến và đóng góp cho cộng đồng, tiên phong trong việc nắm giữ và truyền dạy di sản văn hoá truyền thống của dân tộc với nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể như nghệ thuật trình diễn dân gian, dạy cồng chiêng, múa xoang, tri thức dân gian, ngữ văn dân gian, tập quán xã hội, tín ngưỡng dân gian…

Tỉnh Kon Tum có 14 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân ưu tú và 1 nghệ nhân được truy tặng Nghệ nhân ưu tú

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh  Y Ngọc đánh giá, những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiêu số của tỉnh Kon Tum được tăng cường và chú trọng thực hiện, nhiều loại hình di sản văn hóa được bảo tồn, phát huy và từng bước được giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế. Những thành quả trên có công lao đóng góp to lớn của các nghệ nhân, là những người sáng tạo, gìn giữ, phát huy và trao truyền lại cho các thế hệ kế tiếp để văn hóa truyền thống đủ sức tồn tại, phát triển cùng với nhịp sống hiện đại.

“Việc các nghệ nhân được tôn vinh danh hiệu Nghệ nhân ưu tú có ý nghĩa rất quan trọng nhằm ghi nhận, tôn vinh kịp thời những đóng góp, cống hiến của các nghệ nhân trên con đường bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh nhà. Đồng thời, đó còn là niềm vui lớn đối với cộng đồng các dân tộc, các ngành, các cấp của tỉnh nhà”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong rằng, với tri thức dân gian và kinh nghiệm của mình, các nghệ nhân tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa trong hoạt động văn hóa nghệ thuật để góp phần duy trì và truyền dạy cho thế hệ trẻ. Đồng thời, đề nghị các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống;  tiếp tục thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với các nghệ nhân trên địa bàn tỉnh.

Ngân vang văn hóa cồng chiêng, xoang

Đối với Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ nhất, năm 2022, sau 3 ngày tranh tài sôi nổi từ 16 – 18.11, hơn 800 nghệ nhân, vận động viên đến từ 30 đoàn của 10 huyện, thành phố đã trình diễn nhiều tiết mục đặc sắc, đầy cuốn hút như: hát dân ca, giao duyên; tái hiện các nghi lễ truyền thống; hòa tấu nhạc cụ độc đáo; chỉnh chiêng, diễn tấu cồng chiêng; thi đấu các môn thể thao truyền thống… Kết quả, Ban Tổ chức Hội thi đã trao giải A toàn đoàn cho đoàn nghệ nhân 2 huyện Đăk Hà, Đăk Glei; giải B thuộc về đoàn nghệ nhân huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, TP Kon Tum; giải C thuộc về đoàn nghệ nhân các huyện Ia H’Drai, Đăk Tô, Kon Plong và đoàn nghệ nhân hai huyện Tu Mơ Rông, Kon Rẫy đạt giải khuyến khích.

BTC trao giải A toàn đoàn cho đoàn nghệ nhân huyện Đăk Glei và huyện Đăk Hà

Ngoài ra, BTC Hội thi đã khen thưởng các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc tại Hội thi, bao gồm: 19 giải chương trình; 3 giải chuyên đề; trao 28 giấy chứng nhận cho các nghệ nhân có thành tích xuất sắc trong việc tham gia hướng dẫn cho các Đội nghệ nhân tham gia các hoạt động của Hội thi và 13 giấy chứng nhận cho các nghệ nhân tham gia trình diễn chỉnh âm cồng chiêng.

BTC khen thưởng, trao giấy chứng nhận cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tại Hội thi

Phát biểu tại Lễ bế mạc, ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Sở VHTTDL Kon Tum cho biết, Hội đồng giám khảo đã làm việc hết sức tập trung, khách quan và tâm huyết. Hội thi lần đầu tiên được tổ chức ở quy mô các cấp, đã phải ánh chân thực thực trạng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản trên địa bàn tỉnh, trong đó văn hóa cồng chiêng được xem như trụ cột của các loại hình. Mặt đạt được có thể thấy ngay rằng, số lượng bộ cồng chiêng không ngừng được tăng lên, đội nghệ nhân tại các thôn làng liên tục được nhân rộng, hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức thường xuyên tạo môi trường giao lưu học hỏi giữa các nghệ nhân, địa phương… Có thể khẳng định rằng, tỉnh Kon Tum đã và đang thực hiện nghiêm túc cam kết bảo vệ di sản không gian văn hóa cồng chiêng khi được UNESCO vinh danh.

Các đoàn nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, múa xoang tại Lễ vinh danh các Nghệ nhân ưu tú và Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ nhất, năm 2022

“Ngay sau khi Hội thi kết thúc, ngành VHTTDL tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục triển khai những bước đi mạnh mẽ, vững chắc hơn trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh. Việc làm này cần một chương trình chi tiết, lộ trình rõ ràng và có sự chung tay của các cấp chính quyền, toàn thể nhân dân và nghệ nhân. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản chưa bao giờ là dễ dàng, nhanh chóng mà cần sự bền bỉ, đồng lòng của tất cả nghệ nhân - những chủ nhân văn hóa. Sự chủ động, tình yêu, tâm huyết với cội nguồn văn hóa truyền thống chính là ngọn đuốc cho sức sống bền vững của di sản”, Giám đốc Sở VHTTDL Kon Tum cho hay.

NGỌC HÒA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top