Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Hà Nội vinh danh 66 NNND, NNƯT lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

Thứ Tư 21/12/2022 | 22:15 GMT+7

VHO- Thành phố Hà Nội vừa trang trọng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước NNND, NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần III tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 66 nghệ nhân của Hà Nội được Chủ tịch nước phong tặng năm 2022, gồm 11 NNND và 55 NNƯT.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Bùi Xuân Dũng; PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội trao Bằng vinh danh NNND trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước NNND, NNƯT nhằm tôn vinh những cá nhân có nhiều đóng góp quan trọng, nổi bật trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Hà Nội; đồng thời khích lệ các thế hệ tiếp nối, phát huy vốn di sản văn hóa quý giá cha ông truyền lại.

Qua 3 lần phong tặng, thành phố đã có 131 nghệ nhân, gồm 18 NNND và 113 NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Như vậy, tính đến thời điểm này, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng nghệ nhân được phong tặng qua mỗi lần.

66 nghệ nhân của Hà Nội được Chủ tịch nước phong tặng năm 2022 gồm 11 NNND và 55 NNƯT. Phú Xuyên có số lượng nghệ nhân được phong tặng nhiều nhất ,với 2 NNND, 18 NNƯT.

Lần đầu tiên, loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian hát tuồng có tới 18 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu NNƯT. Ở loại hình tri thức dân gian nặn tò he có 2 NNND và 7 NNƯT được phong tặng. Loại hình hát văn có 7 nghệ nhân được phong tặng, gồm một NNND và 6 NNƯT. Loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ca trù phong tặng 3 NNND, 6 NNƯT.

Tại buổi lễ vinh danh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, hệ thống di sản văn hóa dày đặc và phong phú của Hà Nội không chỉ lưu giữ ký ức lịch sử, đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân, mà còn góp phần làm sâu đậm bản sắc riêng có cho Thăng Long - Hà Nội. Lưu giữ, phát huy những giá trị này, có công lớn của lớp lớp nghệ nhân, nhân tố quan trọng hàng đầu trong sáng tạo, sở hữu, bảo vệ và truyền dạy các giá trị văn hóa dân gian, trong đó Hà Nội vinh dự luôn dẫn đầu cả nước về số lượng nghệ nhân được phong tặng các danh hiệu.

Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Đỗ Đình Hồng trao Bằng vinh danh NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng khẳng định, đây là sự tôn vinh các nghệ nhân đã có đóng góp quan trọng trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, là dịp động viên, khích lệ, tuyên truyền đến thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống, duy trì và phát huy các di sản văn hóa quý báu của cha ông truyền lại.

Lãnh đạo TP. Hà Nội bày tỏ mong muốn, các nghệ nhân bằng tâm huyết và lòng say mê nghề nghiệp sẽ tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ cho văn hóa Thủ đô, cho sự nghiệp xây dựng và kiến thiết quê hương, tiếp tục rèn luyện, phấn đấu để luôn là nhân tố tích cực trong giữ gìn, truyền dạy di sản, làm cho đời sống văn hóa và sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của Thủ đô ngày càng phát triển.

Là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng nghệ nhân được phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước, với Hà Nội đó vừa là niềm tự hào, vừa là trọng trách để thành phố có những chính sách quan tâm thiết thực hơn nữa tới những báu vật nhân văn sống, những người giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo, sở hữu, bảo tồn và truyền dạy các giá trị văn hóa dân gian. Nghị quyết quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ nghệ nhân, CLB tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được HĐND TP. Hà Nội thông qua mới đây nhằm bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn đúng định hướng, hiệu quả, tránh nguy cơ mai một, thất truyền; góp phần hỗ trợ nghệ nhân, câu lạc bộ thuận lợi hơn trong thực hành, bảo vệ, phát huy giá trị di sản.

Với NNƯT Nguyễn Thị Minh Tám (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy), danh hiệu vừa là niềm tự hào, vừa là động lực để bà cố gắng hơn trong việc giữ gìn, truyền dạy loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian trống hội, với mong muốn loại hình di sản độc đáo này ngày càng lan tỏa rộng rãi, được nhiều người biết tới.

 NNƯT Lê Thị Nhuệ Phái (thôn Trung Lập, xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên), ở loại hình nghệ thuật trình diễn hát chèo cho biết, gắn bó với nghệ thuật chèo trong nửa thế kỷ qua, bà tự hào khi cùng loại hình nghệ thuật truyền thống này đến với đông đảo người dân. Say mê chèo, nghệ nhân cũng truyền lửa tình yêu di sản tới mọi người thông qua các lớp truyền dạy.

THUỶ AN

Print
Tags: Di sản

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top