Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Công bố Pháp lệnh trình tự áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân

Thứ Sáu 30/12/2022 | 16:13 GMT+7

VHO - Chiều nay 30.12, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Toà án nhân dân, được Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV, phiên họp thứ 18 thông qua ngày 13.12.2022. Chủ trì buổi họp báo có ông: Phạm Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án Thường trực TANDTC và đại diện Văn phòng Quốc hội.

Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án Thường trực TANDTC cho biết, Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Toàn án nhân dân (sau đây gọi là Pháp lệnh) gồm 5 chương, 44 điều, quy định trình tự, thủ tục Toà án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại; khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị việc áp dugnj biện pháp xử lý hành chính.

Phó Chánh án Thường trực TANDTC Nguyễn Trí Tuệ giới thiệu một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh

Về nguyên tắc, khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp hành chính, bên cạnh việc bảo đảm các nguyên tắc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính còn phải bảo đảm các nguyên tắc khác như quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghi; quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; quyền được xem xét theo hai cấp; được tham gia trình bày ý kiến trước Toà án, tranh luận tại phiên họp; việc xem xét, quyết định biện pháp xử lý hành chính do 1 thẩm phán thực hiện. Khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Bên cạnh đó, Pháp lệnh còn quy định những nguyên tắc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng phải bảo đảm tính đặc thù, phù hợp với người chưa thành niên như: trình tự, thủ tục phải tiến hành nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, giới, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của họ; người chưa thành niên mà không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Toà yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử trợ giúp viên pháp lý, luật sư theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc Đoàn Luật sư phân công phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Về thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Toà án nhân dân là: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở cơ quan của người đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị đề nghị có hành vi vi phạm trong trường hợp người đề nghị là Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 99, khoản 1 Điều 100, khoản 2 Điều 101, khoản 1 Điều 102 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Toàn  cảnh  cuộc  họp  báo

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xét lại quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.

Để bảo đảm tốt nhất quyền của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Pháp lệnh quy định Thẩm phán được quyền tham vấn ý kiến hoặc yêu cầu chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia các phiên họp trong trường hợp cần làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập của người bị đề nghị; người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia phiên họp để trình bày ý kiến về bảo vệ trẻ em (tại các điều 13, 18, 21, 34, 35).

Trả lời câu hỏi của báo chí về thủ tục thân thiện đối với người chưa thành niên, đại diện Toà án nhân dân Tối cao cho biết, để bảo đảm lợi ích tốt nhất và phù hợp đối với trẻ vị thành niên, Thẩm phán được phân công tiến hành phiên họp phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi. Tại phiên họp Thẩm phán mặc trang phục hành chính của Tòa án nhân dân; Phòng họp được bố trí thân thiện, an toàn.

Trong phiên họp, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp được hỗ trợ người chưa thành niên; Việc hỏi người bị đề nghị phải phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa và hiểu biết của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.

HOÀNG HƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top